Ngành nào khả quan và ngành nào nên tránh trong 9 tháng 2023?

Chứng khoán BSC cho rằng ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dịch vụ hàng không, vận tải dầu, dầu khí và công nghệ thông tin - bưu chính viễn thông là những ngành khả quan trong 9 tháng cuối 2023.

Ngành nào khả quan và ngành nào nên tránh trong 9 tháng 2023?
Trong năm 2023, những cơn gió ngược chiều bao gồm (1) Áp lực lạm phát tăng lên, (2) Hoạt động xuất nhập khẩu chậm dần, (3) Môi trường lãi suất ở mức cao, (4) Rủi ro từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản sẽ tạo ra thách thức cho mục tiêu hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy một số yếu tố tích cực đan xen có thể bù trừ cho các yếu tố bất lợi trên như (1) Tỷ giá duy trì mức ổn định, (2) Trung Quốc mở cửa, và (3) Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
Do đó, BSC cho rằng các chỉ tiêu kinh tế hiện tại của Việt Nam cho thấy chúng ta vẫn đang ở trong giai đoạn Giảm tốc, điển hình bởi đa số các dấu hiệu như lạm phát bắt đầu tăng, lãi suất huy động đã tăng và duy trì mức cao, giá cổ phiếu vẫn trong giai đoạn điều chỉnh.
Do đó, việc bước qua giai đoạn phục hồi sẽ cần thêm một số yếu tố quan trọng bổ sung bao gồm (1) Lãi suất huy động và cho vay cần tạo đỉnh và hạ nhiệt, (2) Lạm phát tạo đỉnh và giảm lại và (3) Giá cổ phiếu hình thành xu hướng tăng bền vững.
Nganh nao kha quan va nganh nao nen tranh trong 9 thang 2023?
 

Trong bối cảnh đó, BSC cho rằng ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, dịch vụ hàng không, vận tải dầu, dầu khí và công nghệ thông tin - bưu chính viễn thông là những ngành khả quan trong 9 tháng cuối 2023.

Trong khi đó nhóm trung lập khá nhiều như ngành cảng biển, thép, xây dựng, tiêu dùng bán lẻ, vận tải hàng không, ô tô, săm lốp, chăn nuôi, phân bón, hoá chất và điện. 

Ngược lại, có 4 nhóm ngành được đưa vào kém khả quan gồm bất động sản thương mại, vận tải container, thuỷ sản và dệt may.

Theo BSC, các yếu tố hỗ trợ tích cực: Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và các chính sách tài khóa; Sửa đổi nghị định 65 liên quan đến quy định phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường bất động sản; Trung Quốc mở cửa; Xu hướng lãi suất hạ nhiệt từ năm 2023.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các yếu tố rủi ro khó khăn: Rủi ro suy thoái ở Mỹ và EU; Rủi ro nền KQKD cao của nhóm cổ phiếu chu kỳ đi kèm giá hàng hóa giảm mạnh; Tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại.

Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Động thái mới nhất của Nga khiến thị trường chứng khoán trong nước chìm trong sắc đỏ, VN-Index lao dốc gần 15 điểm trong phiên sáng.

Chứng khoán đỏ lửa, VN-Index mất mốc 1.500 điểm

Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 24/2 tiếp tục chịu những áp lực đáng kể từ căng thẳng chính trị tại Ukraine. VN-Index nhanh chóng chìm trong sắc đỏ.

Thị trường bất ngờ chỉnh mạnh sau thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ mở chiến dịch quân sự ở miền Đông Ukraine và yêu cầu quân đội nước này hãy buông bỏ vũ khí đi về nhà.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Tâm lý hoang mang đang bao trùm thị trường chứng khoán khi VN-Index trải qua "ngày thứ Hai đen tối" và chỉ số giảm sâu nhất trong hơn một năm trở lại.

Chứng khoán rơi vào "bão lửa": Nhà đầu tư nên làm gì?

Chia sẻ với VTC News, chuyên gia chứng khoán Hoàng Việt Cường cho rằng tâm lý chán nản của nhà đầu tư, kết hợp với thông tin tiêu cực từ chứng khoán thế giới dẫn đến hành động bán tháo là những nguyên nhân chính kéo thị trường chứng khoán lao dốc. Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, không tham lam “bắt đáy” bằng mọi giá và hạn chế sử dụng margin.

“Thị trường tăng mạnh, giảm sâu là bình thường. Nhà đầu tư cần bình tĩnh, tránh bị cuốn vào các tin đồn tiêu cực. Không vội vàng bán tháo hay "dò đáy bắt dao rơi". Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể chọn lọc mua vào cổ phiếu có triển vọng dài hạn, chờ các chỉ số hồi phục, nhưng nên ưu tiên quản trị rủi ro”, ông Cường nói.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính: Giám sát chặt tổ chức kinh doanh chứng khoán

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị chức năng nghiên cứu và triển khai kịp thời các giải pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán ổn định. Đồng thời, Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị giám sát chặt chẽ, triển khai các kế hoạch thanh, kiểm tra các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường.

Bộ Tài chính cho biết, sẽ khẩn trương thực hiện và rà soát vướng mắc, bất cập quy định pháp luật chứng khoán, từ Luật Chứng khoán tới các văn bản hướng dẫn; đồng thời, tiếp tục triển khai Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán theo đúng kế hoạch, cũng như triển khai Chiến lượng phát triển thị trường chứng khoán 2021 – 2030 khi được Chính phủ phê duyệt,…

Tin mới