Ngày 11/12, Thủ tướng Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 11-12/12.

Ngày 11/12, Thủ tướng Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Hun Manet có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Campuchia là bền chặt, thể hiện tình cảm của Thủ tướng đối với nhân dân và đất nước Việt Nam. Nhân dịp này, phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Tụy, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia về hợp tác giữa hai nước thời gian qua và việc thúc đẩy các hoạt động giao lưu hữu nghị nhân dân trong thời gian tới.

Ngay 11/12, Thu tuong Campuchia bat dau tham chinh thuc Viet Nam
Phó Chủ tịch Thường Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Lê Văn Tuỵ.

PV: Xin chào ông Lê Văn Tụy, Phó Chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia! Thưa ông, quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển tích cực và tốt đẹp. Theo ông, quan hệ hợp tác giữa hai nước Campuchia và Việt Nam thời gian qua có những điểm nổi bật nào?

Ông Lê Văn Tụy: Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, nhân dân hai nước có truyền thống đoàn kết hữu nghị lâu đời, luôn kề vai sát cánh giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt và hồi sinh đất nước Campuchia trong những thập niên 50 đến 90 của thế kỷ 20. Với những nền tảng hữu nghị truyền thống đó, trong thời gian qua, nét nổi bật trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam Campuchia là "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài".

Mối quan hệ đó dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước ngày càng được củng cố và phát triển rất tốt đẹp, toàn diện, cả trong phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh rồi hữu nghị nhân dân. Việc thăm viếng giữa lãnh đạo cấp cao của Đảng, của Nhà nước thường xuyên. Phải nói là quan hệ kinh tế Việt Nam - Campuchia cũng rất phát triển trong những năm gần đây, vấn đề đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giữa hai nước tăng lên rất nhanh, rất mạnh. Về giao lưu hữu nghị nhân dân giữa hai nước đi vào chiều sâu, thực chất, thể hiẹn tình hữu nghị keo sơn giữa hai dân tộc.

PV: Cùng với việc tăng cường quan hệ cấp cao, Việt Nam - Campuchia còn đặc biệt quan tâm thúc đẩy hoạt động ngoại giao nhân dân, xem đây là nền tảng vững chắc để gắn kết, làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống vốn có giữa hai nước. Thời gian qua, các hoạt động ngoại giao nhân dân, trong đó có vai trò của Hội Hữu nghị hai nước được thúc đẩy ra sao, thưa ông?

Ông Lê Văn Tụy: Ngoại giao nhân dân là một trong ba trụ cột trong đường lối đối ngoại của Đảng. Trong đối ngoại nhân dân, Hội hữu nghị Việt Nam -Campuchia có một vị trí rất quan trọng. Trong thời gian qua, các hoạt động của hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia là toàn diện, có trọng tâm trọng điểm bằng các hoạt động như: thông tin tuyên truyền về tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia trong hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Tổ chức giao lưu, gặp gỡ lẫn nhau, tiến hành công tác thiện nguyện, đặc biệt là đối với các tỉnh biên giới, rồi tiến hành các chương trình ươm mầm hữu nghị, tức là đỡ đầu lưu học sinh Campuchia đang học tập tại các trường đại học Việt Nam. Tư vấn hỗ trợ phát triển hợp tác đầu tư thương mại giữa các doanh nghiệp hai nước. Các công việc Hội triển khai đã góp phần vào công tác đối ngoại của Đảng, củng cố và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân và phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước.

PV: Cùng với những thành tựu đạt được trong chặng đường 56 năm qua, trong thời gian tới, trước những biến động phức tạp và khó lường của tình hình thế giới và nhu cầu phát triển của mỗi nước, Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia sẽ tập trung vào các hoạt động hợp tác nào nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trong thời gian tới, thưa ông Lê Văn Tụy?

Ông Lê Văn Tụy: Trong thời gian tới, hai hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác phối hợp thực hiện bản thỏa thuận phối hợp hoạt động giữa hai Hội  giai đoạn 2022-2027 đã được ký kết có những nội dung sau. Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin và truyền thông về tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia trong hội viên và trong nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ. Thứ hai là tăng cường công tác giao lưu hữu nghị giữa các cấp hội đối với các tỉnh, huyện có chung đường biên giới với nhau. Thứ ba, tiếp tục thực hiện công tác ươm mầm hữu nghị, đỡ đầu lưu học sinh Campuchia đang học tập tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các lãnh đạo trẻ của hai nước. Và thứ tư tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hai nước, tăng cường hợp tác kinh tế đầu tư thương mại giữa hai nước.

PV: Thưa ông, chuyến thăm tới Việt Nam lần đầu tiên của Thủ tướng Campuchia Hun Manet, ngay sau khi đảm nhận cương vị Thủ tướng Campuchia có ý nghĩa thế nào trong việc thúc đẩy hợp tác đoàn kết hữu nghị bền chặt giữa hai nước trong thời gian tới?

Ông Lê Văn Tụy: Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Hun Manet lần này, ngay sau khi ông được bổ nhiệm trên cương vị Thủ tướng Vương quốc Campuchia có ý nghĩa rất lớn, khẳng định mối quan hệ hữu nghị Việt Nam Campuchia là bền chặt, thể hiện tình cảm của Thủ tướng đối với nhân dân và đất nước Việt Nam. Nó sẽ làm sâu sắc hơn phương châm quan hệ hai nước: "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài". Nó cũng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để hợp tác phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác, cũng như đối ngoại nhân dân, trong đó có Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông !

Thủ tướng Campuchia Hun Sen từ chức, ai sẽ kế nhiệm?

Ông Hun Sen thông báo sẽ từ chức Thủ tướng Campuchia, đồng thời cho biết con trai cả Hun Manet sẽ kế nhiệm ông trong ba tuần nữa.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen từ chức, ai sẽ kế nhiệm?
Trong một thông điệp đặc biệt gửi tới người dân Campuchia ngày 26/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thông báo ông sẽ từ chức, theo tờ Khmer Times.
Trong bài phát biểu được phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia Campuchia, ông Hun Sen tuyên bố con trai ông, Đại tướng Hun Manet, sẽ trở thành thủ tướng nước này trong khoảng ba tuần nữa, đồng thời nhấn mạnh ông sẽ không can thiệp vào công việc của Hun Manet trên cương vị thủ tướng.

Chân dung Thủ tướng tương lai của Campuchia

Tướng Hun Manet, con trai cả của ông Hun Sen, sẽ kế nhiệm cha đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Campuchia trong 3 tuần nữa. Đại tướng Hun Manet vốn được đánh giá là gương mặt rất được lòng giới trẻ Campuchia.

Chân dung Thủ tướng tương lai của Campuchia
Chiều 26/7, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố trên truyền hình nhà nước rằng, ông sẽ nghỉ hưu, chuyển giao quyền lực cho con trai trong chính phủ mới.
Ông Hun Manet sinh ngày 20/10/1977 tại làng Koh Thmar, huyện Memot, tỉnh Kampong Cham trong thời Khmer Đỏ cai trị Campuchia, là con trai của Thủ tướng Hun Sen và Phu nhân Bun Rany.

Đại tướng Hun Manet chính thức trở thành Thủ tướng Campuchia

Trong cuộc bỏ phiếu tại quốc hội Campuchia hôm nay (22/8), đại tướng Hun Manet, 45 tuổi, nhận được 123 trong số 125 nghị sĩ nhất trí bầu ông làm thủ tướng Campuchia.

Đại tướng Hun Manet chính thức trở thành Thủ tướng Campuchia
Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin, người chủ trì cuộc họp, thông báo rằng các nghị sĩ nhất trí ông Hun Manet làm thủ tướng Campuchia.
Tại cuộc họp, đại tướng Hun Manet nhận được 123 trong số 125 nghị sĩ nhất trí bầu làm thủ tướng.

Tin mới