Ngày 29/6, bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hôm nay, 29/6, Quốc hội thông qua nhiều dự luật quan trọng: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ... và tiến hành bế mạc kỳ họp.

Hôm nay, ngày 29/6, Quốc hội họp phiên cuối cùng của Kỳ họp thứ 7. Buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.
Sau đó, Quốc hội họp phiên bế mạc (được Truyền hình, phát thanh trực tiếp)
Mở đầu, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (trong đó có nội dung về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giảm thuế giá trị gia tăng; thực hiện cải cách tiền lương; phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn và một số nội dung liên quan đến việc sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2023(nếu có)).
Sau khi nghe Chủ tịch Quốc hội phát biểu bế mạc Kỳ họpQuốc hội làm lễ chào cờ.

ĐBQH: Phòng cháy phải tốt hơn chữa cháy

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, ĐBQH cho rằng, phòng cháy quan trọng hơn chữa cháy và phòng cháy phải tốt hơn chữa cháy.

Chiều 19/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Phòng cháy quan trọng hơn chữa cháy
Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Hữu Chính nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật PCCC&CNCH; đồng thời cho rằng, thực tế chúng ta mới xây dựng các quy định về biện pháp chữa cháy, còn các quy định về phòng cháy như thế nào cho hiệu quả còn chung chung, chưa cụ thể.

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Chiều 24/6, với 459 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 94,25%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.

Theo đó, Quốc hội phê chuẩn tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 2.713.787 tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2021 chuyển sang năm 2022, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2021, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Quoc hoi thong qua quyet toan ngan sach nha nuoc nam 2022
 Quốc hội bấm nút thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: QH.

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 2.897.466 tỷ đồng. bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023.

Bội chi ngân sách nhà nước là 293.313 tỷ, không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.

Tổng mức vay của ngân sách nhà nước để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 488.406 tỷ đồng.

Quoc hoi thong qua quyet toan ngan sach nha nuoc nam 2022-Hinh-2
 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Ảnh: Mai Loan.

Quốc hội cũng đồng ý bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 số tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 chưa được bổ sung tại Nghị quyết số 40/2023/NQ-UBTVQH15 ngày 15/11/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 là 3.102 tỷ đồng, bao gồm: tăng thu ngân sách trung ương là 972 tỷ đồng; tăng thu ngân sách địa phương là 2.130 tỷ đồng.

Trong nghị quyết, Quốc hội đánh giá thu, chi NSNN lập dự toán không sát thực tế.

Một số bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ, giao dự toán chậm, một số khoản chi sự nghiệp và giải ngân vốn đầu tư còn chậm, chi chuyển nguồn tiếp tục tăng cả quy mô và tỷ trọng; còn nhiều khoản tạm ứng quá hạn, ứng trước dự toán chưa thu hồi.

Nhiều bộ, cơ quan trung ương, địa phương tiếp tục lập, xét duyệt, gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm so với thời gian quy định.

Tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu thu, chi, bội chi NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.

Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm, còn tồn đọng nhiều kết luận, kiến nghị kéo dài nhiều năm.

Về việc một số cơ quan, đơn vị được kiểm toán còn nợ thuế, tính thiếu thuế phải nộp và chi không đúng quy định, sai mục đích sử dụng nguồn kinh phí, Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trong việc tổng hợp thông tin, số liệu quyết toán thu, chi NSNN năm 2022 chênh lệch lớn so với thông tin, số liệu đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chưa kịp thời báo cáo để phê chuẩn bổ sung dự toán số tăng thu và phương án, phân bổ số tăng thu NSTW năm 2022 theo đúng quy định.

Đồng thời, Quốc hội yêu cầu không để lặp lại tình trạng thường xuyên cập nhật, điều chỉnh số liệu sau thời gian chỉnh lý quyết toán như hiện nay.

Tin mới