Ngày 6/6, Quốc hội họp riêng nhiều nội dung quan trọng

(Kiến Thức) - Ngày 6/6, Quốc hội họp riêng nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội cũng nghe, thảo luận dự án Luật Thủy sản (sửa đổi), dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng, dự án Luật Cảnh vệ.

Theo chương trình phiên họp ngày 6/6, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, buổi sáng dưới sự điều khiển phiên họp của Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Thủy sản (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủy sản (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội dành nhiều thời gian để họp riêng. Tại cuộc họp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào.
Ngay 6/6, Quoc hoi hop rieng nhieu noi dung quan trong

Trong ngày 6/6, Quốc hội họp riêng nhiều nội dung quan trọng. Quốc hội cũng nghe, thảo luận dự án Luật Thủy sản (sửa đổi), dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng, dự án Luật Cảnh vệ.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc sửa đổi điểm khởi đầu của đường biên giới quốc gia Việt Nam-Lào.
Phê chuẩn Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Buổi chiều ngày 6/6, dưới sự điều khiển phiên họp của Phó Chủ tịch QH Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi).
Sau đó, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh vệ. Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cảnh vệ. Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về dự án Luật Cảnh vệ.

Quốc hội nóng bởi các thống kê "khủng" nhiễm bệnh do thực phẩm bẩn

(Kiến Thức) - Con số thống kê trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 khiến nhiều người giật mình.

Không chỉ là báo động đỏ
Ngày 5/6, Quốc hội dành cả ngày để nghe trình bày báo cáo và thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 cho thấy, vấn đề an toàn thực phẩm đang ở mức không còn chỉ báo động mà cần những hành động thiết thực hơn. Như Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng được nhân dân và cử tri đặc biệt quan tâm, việc ban hành các chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm và triển khai thực hiện trong thời gian qua còn có những vấn đề nổi lên, vì vậy Quốc hội đã lựa chọn nội dung giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 để tiến hành giám sát tối cao tại Kỳ họp thứ 3. Đây là chuyên đề giám sát rất lớn, quan trọng của Quốc hội.

Canh cánh nỗi lo “đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn thế”

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến của các ĐBQH quan tâm đến vấn đề ATTP, cũng như nỗi lo lắng của người dân về thực trạng “chưa bao giờ đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn thế”.

Những con số thống kê về tình hình ngộ độc thực phẩmcác bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 khiến nhiều ĐBQH canh cánh nỗi lo “đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn thế”.

Tin mới