Ngày bị mất tiền, vợ chồng tôi cuống cuồng tìm cách dạy con

Mải mê kiếm tiền, không lo dạy con để rồi con hư hỏng thì vợ chồng tôi mới nhận ra sai lầm.

Những năm đầu cưới nhau, cuộc sống của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi nhớ ngày sinh bé thứ 2, chồng tôi bị tai nạn phải nghỉ việc. Tôi không đủ sữa, không có tiền mua sữa ngoài, chồng tôi phải dùng nước cơm cho con lót dạ.

Khi con được 4 tháng thì tôi gửi về ngoại, cùng thời gian đó sức khỏe của chồng ổn định, vợ chồng tôi lao ra ngoài kiếm tiền. Chúng tôi làm bất kỳ việc gì, miễn sao có tiền nuôi con.

Nhờ sự chăm chỉ, hiền lành và đạo đức của vợ chồng tôi, 1 chị chủ làm giò chả tốt bụng đã dạy chúng tôi làm nghề và cho vay vốn để mở cửa hàng kinh doanh.

Lúc đầu làm ăn cũng khó khăn, sau đó tìm được địa điểm có dân cư đông đúc, phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng, cửa hàng giò chả của chúng tôi phất lên nhanh chóng.

Khi bà ngoại mất, ông ngoại sức khỏe yếu, chúng tôi đưa 2 con về ở cùng. Do mải mê kiếm tiền, vợ chồng tôi không còn thời gian quan tâm đến con. Việc học hành của con phó mặc cho nhà trường. Nhiều lần cô chủ nhiệm gọi điện phàn nàn về các con tôi hay gây gổ với bạn bè, ăn nói hỗn hào với các thầy cô, chúng tôi biết nhưng không có thời gian uốn nắn. Chồng tôi cho là con còn nhỏ chưa biết gì, lớn lên tự thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt.

Mỗi khi con cần tiền là vợ chồng tôi luôn đáp ứng đủ, thậm chí còn cho dư để con được chi tiêu thoải mái. Con sử dụng tiền vào việc gì chúng tôi cũng không quan tâm. Trong suy nghĩ của vợ chồng tôi chỉ nghĩ là muốn cho con cuộc sống đầy đủ nhất có thể, không muốn con thua kém bạn bè. 

Tuần vừa rồi, tôi đưa tiền trả cho đối tác, chúng tôi làm ăn lâu năm nên cả 2 bên đều tin tưởng nhau. Cứ đưa tiền là cầm về chứ không đếm trước mặt nhau. Đến khi người bạn hàng ấy về nhà đếm lại và thiếu mất 10 triệu. Họ bảo tôi đưa thiếu và yêu cầu trả tiếp, còn tôi khẳng định chắc nịch là đủ. 2 bên cãi nhau 1 hồi không phân thắng bại.

Hôm sau, cô giáo chủ nhiệm báo tin đứa con lớn của tôi có nhiều tiền mua đồ khao các bạn trong lớp. Nghe đến đây, tôi kể lại mọi chuyện với chồng. Ngay lập tức anh gọi các con lại để hỏi chuyện. Biết không thể giấu được nữa, 2 con mới chịu nói ra sự thật.

Nhân lúc vợ chồng tôi mải bán hàng, đứa con học lớp 12 lấy 10 triệu và cho đứa em học lớp 9 nửa số tiền. Có tiền trong tay, các con mang đi ăn tiêu và bao bạn bè. Nếu không có sự phát hiện của cô giáo, tôi và đối tác vẫn nghi kỵ lẫn nhau.

Điều chúng tôi đau lòng nhất là các con rất nhiều lần lấy trộm tiền của bố mẹ đi ăn chơi. Bây giờ vợ chồng tôi mới nhận ra lỗi lầm của bản thân là quá tin tưởng và dung túng cho những khuyết điểm nhỏ nhặt của con. Hiện tại, các con quá lớn rồi, tính xấu ăn sâu vào trí não các con, không biết lời dạy dỗ khuyên bảo của bố mẹ có tác dụng không nữa?

Sau chuyến về quê, tôi nảy sinh nghi ngờ về chồng mình

Sau chuyến về thăm bố mẹ chồng ở quê, tôi bắt đầu nảy sinh nghi ngờ về chồng mình. Tại sao đang yên ổn, anh ấy lại đòi bán nhà ở thành phố để chuyển về quê?

Vợ chồng tôi mua được căn chung cư ở thành phố với giá hơn 3 tỷ đồng. Căn hộ có view rất đẹp. Từ lúc mua được nhà riêng, tôi yêu cuộc sống hơn, cứ mong nhanh hết giờ làm để về nhà, nấu nướng, dọn dẹp, ngắm cảnh hay vừa nhâm nhi cà phê vừa nghe vài bài hát yêu thích cùng chồng.
Ông xã tôi cũng hay khen ngợi tôi biết cách lựa địa điểm để mua căn hộ quá đẹp nên dù còn nợ ngân hàng 800 triệu, chúng tôi vẫn phơi phới yêu đời, vẫn chăm chỉ làm lụng để trả nợ mà không cảm thấy nặng nề.

Sai lầm của tôi là bước chân vào phòng chị dâu, bị lợi dụng

Mỗi sáng nhìn món ăn mà anh trai chuẩn bị cho vợ mà tôi thấy chị sướng như là công chúa, còn cả nhà như là người giúp việc của chị.

Gia đình tôi có quán phở bán rất đắt khách, sau khi học xong cấp 3, hai anh em tôi ở nhà phục vụ bố mẹ bán phở. Hàng ngày chúng tôi phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị hàng và làm việc đến tận 9 giờ tối mới được nghỉ.

Tuy thức khuya dậy sớm vất vả là vậy nhưng anh em tôi cảm thấy rất vui vì được làm công việc mình yêu thích từ nhỏ. Thế nhưng từ khi anh trai lấy vợ thì gia đình tôi không còn yên ổn như xưa nữa, mọi thứ cứ loạn cả lên khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

Sinh 3 con nhưng chồng không nói lời nào với vợ suốt 20 năm

Người chồng thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý thông qua tiếng càu nhàu hay gật đầu.

Chìa khóa cho một cuộc hôn nhân bền lâu tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng cặp đôi. Trong đó, yếu tố hòa hợp trong giao tiếp là điều không thể bỏ qua trong hôn nhân. Mặc dù vậy, vẫn có trường hợp ngoại lệ, đó là một cặp vợ chồng ở Nhật Bản, họ duy trì cuộc hôn nhân của mình suốt 2 thập kỷ nhưng không nói chuyện với nhau. Lý do đằng sau cuộc hôn nhân thầm lặng của họ còn đáng ngạc nhiên hơn.

Otou Katayama và vợ Yumi sống tại Nara, Nhật Bản. Người đàn ông không nói chuyện với vợ hàng chục năm dù sống chung dưới một mái nhà. Bất chấp nỗ lực của người vợ trong việc trò chuyện với chồng mình, người chồng vẫn im lặng không đáp lại.

Tin mới