Ngày "đẫm máu" nhất của lính Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam

Ngày "đẫm máu" nhất của lính Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam

(Kiến Thức) - Đúng 36 năm về trước, một vụ tấn công với hai pha đánh bom liều chết đã cướp đi sinh mạng của 241 lính Mỹ và 58 lính Pháp, biến ngày 23/10/1983 thành ngày đẫm máu nhất của lính Mỹ kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Xem toàn bộ ảnh
Cuộc tấn công nhắm vào binh lính nhiều quốc gia thuộc  lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc khi đó đang đóng quân ở Beirut, Lebanon. Nguồn ảnh: BI.
Cuộc tấn công nhắm vào binh lính nhiều quốc gia thuộc lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hiệp Quốc khi đó đang đóng quân ở Beirut, Lebanon. Nguồn ảnh: BI.
Hai pha tấn công bằng phương thức đánh bom liều chết diễn ra gần như đồng thời đã khiến 241 lính Mỹ cùng 58 lính Pháp thiệt mạng tại chỗ. Ngoài ra, có 6 dân thường khác cũng chịu chung số phận. Nguồn ảnh: BI.
Hai pha tấn công bằng phương thức đánh bom liều chết diễn ra gần như đồng thời đã khiến 241 lính Mỹ cùng 58 lính Pháp thiệt mạng tại chỗ. Ngoài ra, có 6 dân thường khác cũng chịu chung số phận. Nguồn ảnh: BI.
Vụ nổ được FBI điều tra và sau đó được xác định là pha nổ bom phi hạt nhân lớn nhất mà họ từng được tiếp cận. Điều đáng nói là vụ nổ diễn ra ngay giữa doanh trại của lính gìn giữ hoà bình vào giữa ban ngày. Nguồn ảnh: BI.
Vụ nổ được FBI điều tra và sau đó được xác định là pha nổ bom phi hạt nhân lớn nhất mà họ từng được tiếp cận. Điều đáng nói là vụ nổ diễn ra ngay giữa doanh trại của lính gìn giữ hoà bình vào giữa ban ngày. Nguồn ảnh: BI.
Đây được coi là ngày đẫm máu nhất với lính Mỹ khi chỉ trong vòng 24 tiếng đã có hơn 200 lính Mỹ thiệt mạng - tương đương với số lính Mỹ thiệt mạng trong trận đánh Mậu Thân năm 1968 ở Việt Nam. Nguồn ảnh: BI.
Đây được coi là ngày đẫm máu nhất với lính Mỹ khi chỉ trong vòng 24 tiếng đã có hơn 200 lính Mỹ thiệt mạng - tương đương với số lính Mỹ thiệt mạng trong trận đánh Mậu Thân năm 1968 ở Việt Nam. Nguồn ảnh: BI.
Hiện trường tang hoang với những toàn nhà kiên cố nằm cách tâm vụ nổ hàng trăm mét bị nổ sập hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.
Hiện trường tang hoang với những toàn nhà kiên cố nằm cách tâm vụ nổ hàng trăm mét bị nổ sập hoàn toàn. Nguồn ảnh: BI.
Những nạn nhân được thống kê tại chỗ kèm theo một số lượng lớn nạn nhân mất tích được cho là do đứng quá gần tâm vụ nổ nên "hoàn toàn không còn lại gì". Nguồn ảnh: BI.
Những nạn nhân được thống kê tại chỗ kèm theo một số lượng lớn nạn nhân mất tích được cho là do đứng quá gần tâm vụ nổ nên "hoàn toàn không còn lại gì". Nguồn ảnh: BI.
Khác với ở Việt Nam, sự việc xảy ra ở Beirut khiến lính Mỹ bị shock nặng, rơi vào trạng thái hoảng loạn và mất kiểm soát do họ không nghĩ rằng thương vong sẽ lớn tới như vậy. Nguồn ảnh: BI.
Khác với ở Việt Nam, sự việc xảy ra ở Beirut khiến lính Mỹ bị shock nặng, rơi vào trạng thái hoảng loạn và mất kiểm soát do họ không nghĩ rằng thương vong sẽ lớn tới như vậy. Nguồn ảnh: BI.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu trên truyền hình và gửi lời chia buồn tới gia đình của những binh lính thiệt mạng sau vụ nổ. Ông cho biết đây là một hành động hèn hạ và khiến toàn bộ nước Mỹ phẫn nộ. Nguồn ảnh: BI.
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu trên truyền hình và gửi lời chia buồn tới gia đình của những binh lính thiệt mạng sau vụ nổ. Ông cho biết đây là một hành động hèn hạ và khiến toàn bộ nước Mỹ phẫn nộ. Nguồn ảnh: BI.
Tháng 2/1984, lính Mỹ rút lui hoàn toàn khỏi Lebanon. Ảnh: Tâm của vụ nổ biến thành bình địa. Nguồn ảnh: BI.
Tháng 2/1984, lính Mỹ rút lui hoàn toàn khỏi Lebanon. Ảnh: Tâm của vụ nổ biến thành bình địa. Nguồn ảnh: BI.
Một đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đánh bom đẫm máu này được dựng lên tại Căn cứ Thuỷ quân Lục chiến Lejeune ở Bắc Carolina vào tháng 10/1986. Nguồn ảnh: BI.
Một đài tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đánh bom đẫm máu này được dựng lên tại Căn cứ Thuỷ quân Lục chiến Lejeune ở Bắc Carolina vào tháng 10/1986. Nguồn ảnh: BI.
Cho tới tận ngày hôm nay, đài tưởng niệm này vẫn được canh gác và đổi gác liên tục 24 tiếng mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm. Nguồn ảnh: BI.
Cho tới tận ngày hôm nay, đài tưởng niệm này vẫn được canh gác và đổi gác liên tục 24 tiếng mỗi ngày, 365 ngày mỗi năm. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tới tận ngày hôm nay, người Beirut vẫn không ưa gì người Mỹ.

GALLERY MỚI NHẤT