Ngày hè oi ả, uống bia thế nào không hại cơ thể?

(VietnamDaily) - Thời tiết đang vào giai đoạn nắng nóng oi cả, nhiều người lựa chọn uống bia làm nhu cầu giải khát và hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, việc uống bia quá đà và không đúng cách có thể khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một số nhà khoa học hàng đầu thế giới đã chỉ ra một lợi ích lớn từ bia đó là giúp giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch. Một cuộc khảo sát đã bắt đầu và cho thấy rằng: hơn khoảng 60% những người đàn ông tiêu thụ bia đúng cách, hợp lý giảm được các chứng bệnh về tim mạch so với những người đàn ông không uống bia.
Sau đây là 6 cách uống bia tốt cho sức khỏe:
1. Nên lựa chọn những loại bia có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
Đặc biệt lưu ý điều này vì nguồn gốc xuất xứ là yếu tố quan trọng quyết định loại bia mà bạn uống đảm bảo không tới sức khỏe của bạn.
2. Uống điều độ mỗi ngày
Ngay he oi a, uong bia the nao khong hai co the?
Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ uống 1 - 2 cốc bia đều đặn mỗi ngày. 

Bia có mang theo một lượng nhiệt nhất định, dinh dưỡng phong phú. Nếu uống nhiều sẽ khiến người ta béo nhanh, gây bụng to khiến cơ thể trông rất nặng nề. Đồng thời, bia cũng mang theo một lượng Ethanol nhất định, nếu uống nhiều cũng có thể sinh ra ngộ độc Ethanol.

Uống bia điều độ, mỗi ngày tối đa không quá 2 lít. Hàm lượng men trong bia khá lớn, uống nhiều sẽ kích thích đến đường ruột sẽ làm tác dụng không tốt đến người có bệnh về dạ dày, đường ruột.

Nếu chỉ uống 1 - 2 cốc bia đều đặn mỗi ngày (tức 1 cốc/ngày đối với phụ nữ và tối đa 2 cốc/ngày đối với nam giới) thì lại có những tác dụng tốt bất ngờ.

3. Không nên uống bia cùng với nước giải khát có ga, tăng lực

Bạn không nên uống bia cùng với nước có ga bởi điều này làm tăng lượng khí CO2 trong dạ dày, lượng bia đi vào ruột non nhanh, dẫn đến dễ say và tiềm ẩn những mối đe dọa nguy hiểm đến dạ dày.

4. Bia lấy ở tủ lạnh ra, để 15 - 20 phút sau mới uống là ngon nhất, tốt nhất

Bia ngon nhất là ở nhiệt độ từ 6 - 8 độ C. Nếu quá lạnh sẽ làm hỏng vị bia, khiến nó trở nên đắng chát. Ngoài ra, nếu bia quá lạnh sẽ khó tạo sủi bọt sẽ gây nên nấc, ợ.

Ngay he oi a, uong bia the nao khong hai co the?-Hinh-2
Bạn không nên uống bia cùng nước có ga. 
5. Không nên uống bia khi đói
Trước khi uống bia nên uống nước tinh khiết, sữa hoặc trứng để tăng hàm lượng protein giúp giảm hàm lượng hấp thụ bia vào trong cơ thể, phòng ngừa các tác hại đến dạ dày, gan, thận,...
6. Những người đang sử thuốc để chữa bệnh, thuốc kháng sinh không nên uống bia
Bia sẽ phân giải thuốc, làm mất đi những tác dụng của thuốc và có thể gây ra những tác dụng phụ.

Ảnh: Lên vùng cao xem trẻ con giải nhiệt mùa hè

Không có điều kiện như trẻ em miền xuôi, những đứa trẻ người Thái ở bản Mường 2, xã Mường Than (Than Uyên, Lai Châu)lựa chọn việc tắm suối, hồ tránh nắng nóng như là điểm vui chơi trong mỗi dịp hè. 

 

Anh: Len vung cao xem tre con giai nhiet mua he
Con suối bên bản Mường mỗi buổi chiều thường là nơi lũ trẻ tìm đến trong những ngày này 

Đi bơi giải nhiệt mùa hè tránh những điều sau nếu không vác họa vào mình

Những ngày hè nắng nóng, việc đưa gia đình đi bơi trở thành nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, nếu không chú ý những điều dưới đây, bạn có thể đang làm hại cơ thể mình và những người xung quanh.

Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-9

Phòng bệnh da liễu: Sau khi bơi lội xong, không nên ra về ngay mà cần phải tắm lại một lần nữa để làm sạch các hóa chất còn vương lại trên da. Thoa chất làm ẩm lên toàn thân để tránh khô da và ngứa. Tắm lâu trong bể bơi sẽ làm sạch lượng chất nhờn tự nhiên trên làn da, chất này vốn có lợi cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ da, làm cho da mềm mại, chống lại các tác nhân có hại khác như vi khuẩn, bụi…

Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-10
Đối với trẻ bị viêm da cơ địa, nước gây tổn thương lớp thượng bì (lớp ngoài cùng của làn da) làm cho da khô. Khi tắm lâu, nước sẽ len lỏi vào giữa các tế bào của lớp thượng bì, làm cho thượng bì dễ bị tổn thương, và thậm chí nước từ trong cơ thể dễ “bốc hơi” ra môi trường ngoài. Người ta gọi hiện tượng này là mất nước qua thượng bì (TWEL). Ngoài ra cũng cần lưu ý đeo mắt kính bơi để bảo vệ mắt, giảm khô và đỏ mắt.
Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-11
Để đề phòng các bệnh có thể mắc phải khi đi bơi, các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên bơi ở các sông hồ, mà nên chọn bể bơi đảm bảo chất lượng về vệ sinh môi trường, cũng như vệ sinh nguồn nước. Ngoài ra, khi đi bơi cần phải có các đồ bảo hộ cần thiết như kính mắt, nút tai, quần áo chuẩn bị sẵn để thay ngay sau khi bơi. Hơn nữa trước và sau khi bơi cần phải tắm tráng người để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-12
Bạn chỉ nên chọn khung giờ bơi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Buổi sáng nếu đi tập bơi rèn luyện sức khỏe nên bơi vào khung giờ từ 5 rưỡi – 8h hoặc từ 6h – 9h sáng là khoảng thời gian tốt nhất. Vào buổi chiều thích hợp nhất nên chọn từ 5 giờ chiều trở đi.
Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-13
Nhiều người thường có thói quen bơi vào lúc giữa trưa để giải nhiệt cho cơ thể. Điều này thực sự không tốt chút nào. Từ khoảng 10h đến 16h là thời điểm nắng gắt và mang nhiều tia cực tím nhất. Dù bạn có thoa kem chống nắng trước khi bơi nhưng khi xuống hồ, nước hồ bơi với nhiều chất tẩy sẽ nhanh chóng rửa trôi lớp kem chống nắng làm da dễ cháy nắng, hư tổn.
Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-14
Cho trẻ đi bơi cần lưu ý: Trước khi xuất phát, bố mẹ cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng cần thiết cho trẻ như: Mũ bơi, kính bơi, khăn bông, quần áo bơi, phao bơi (với trẻ chưa biết bơi) và đặc biệt không quên kem chống nắng (chọn loại phù hợp dành cho trẻ nhỏ)...
Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-15
Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi. Ngoài ra, thời gian sáng sớm nếu nước còn quá lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ, tập thể dục hoặc tham gia một số trò chơi trên bờ để làm nóng cơ thể trước khi xuống nước, tránh nhiễm lạnh.
Di boi giai nhiet mua he tranh nhung dieu sau neu khong vac hoa vao minh-Hinh-16
Không nên cho trẻ đi bơi khi vừa ăn no hoặc khi đang đói vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ hoặc gặp nhiều vấn đề khác trong quá trình bơi. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.