Ngày phạt nồng độ cồn nhiều nhất từ đầu kỳ nghỉ Tết

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, trong ngày hôm nay, số vụ tài xế vi phạm nồng độ cồn tăng vọt với 6.168 trường hợp, cao nhất từ đầu kỳ nghỉ Tết.

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cả nước xảy ra 95 vụ tai nạn trong ngày 13/2 (mùng 4 Tết), làm chết 34 người, bị thương 87 người.
So với ngày 12/2, tai nạn tăng ở cả 3 tiêu chí: tăng 35 vụ, tăng 7 người chết, tăng 20 người bị thương.
Trong đó, đường bộ xảy ra 93 vụ, làm chết 31 người, bị thương 87 người; đường sắt xảy ra 1 vụ , làm chết 2 người; đường thủy xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người.
Ngay phat nong do con nhieu nhat tu dau ky nghi Tet
Việc xử lý vi phạm nồng độ cồn tăng dần sau ngày 30 Tết (Đồ họa: Ngọc Tân). 
CSGT và công an các địa phương đã xử lý 13.246 vi phạm trên đường bộ; phạt tiền 33,3 tỷ đồng; tạm giữ 225 ô tô, 6.891 xe máy; tước 3.266 giấy phép lái xe các loại.
Đáng chú ý, vi phạm nồng độ cồn tăng lên 6.178 trường hợp, cao nhất từ đầu kỳ nghỉ Tết. Vi phạm tốc độ 3.240 trường hợp, ma túy 17 trường hợp.
Lĩnh vực đường thủy cũng ghi nhận 1 trường hợp vi phạm, phạt tiền 8 triệu đồng.
Trong ngày nghỉ thứ 6 của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia nhận được 5 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh đến đường dây nóng. Các cuộc gọi đã được chuyển tới các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Dân mạng tranh cãi gay gắt quy định về phạt thổi nồng độ

(Kiến Thức) - Nhiều ý kiến cho rằng, ăn vải, uống thuốc ho cũng có thể bị phạt thổi nồng độ cồn là quá vô lý.

Ngay dịp đầu năm mới, trên mạng xã hội đã xảy ra nhiều tranh cãi dữ dội xung quanh quy định mới về việc phạt thổi nồng độ cồn. Theo đó, việc ăn một số loại hoa quả ví dụ như vải hay uống siro ho cũng cho ra kết quả hơi thở có nồng độ cồn và vẫn bị phạt là quá vô lý.
Dan mang tranh cai gay gat quy dinh ve phat thoi nong do
Thông tin ăn vải, uống siro ho cũng có nguy cơ bị phạt thổi nồng độ cồn gây xôn xao dư luận. 

Đi xe đạp cũng bị phạt thổi nồng độ cồn: Bán xe được 200k nhưng nộp phạt hết 600k

(Kiến Thức) - Người điều khiển xe đạp cũng bị kiểm tra nồng độ cồn và có thể bị phạt 600.000 đồng.

Từ ngày 1/1/2012, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực đối với người điều khiển xe mô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng. Người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 30 – 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng nếu nồng độ cồn ở mức cao nhất. 
Di xe dap cung bi phat thoi nong do con: Ban xe duoc 200k nhung nop phat het 600k
Đi xe đạp cũng có thể bị thổi nồng độ cồn. Ảnh minh hoạ. 

Tin mới