Nghe chuông, nên như thế nào?

Không hề có chuyện nghe chuông rồi thực tập chánh niệm mà bị tà ma quấy phá.

Nghe chuông, nên như thế nào?
HỎI: Tôi không có điều kiện đi chùa nhiều, phòng trọ lại nhỏ hẹp nên cũng không thờ Phật. Tôi chỉ có một cái chuông nhỏ để trên bàn viết, hàng ngày thỉnh ba tiếng chuông để tịnh tâm hay mỗi khi lòng bấn loạn nghe chuông cho an lòng có được không? Bởi có người nói thỉnh và nghe chuông như vậy không tốt, chuông phải để trên bàn thờ, nếu nhà không có bàn thờ thì phải thường đi chùa, có sự gia hộ của Phật, Bồ-tát thì thỉnh chuông mới không bị tà ma quấy phá. Còn một vấn đề khác, tôi có quen một cô cũng thường đi chùa, lễ Phật, ăn chay. Cô ấy thờ Quán Thế Âm Bồ-tát nhưng mỗi ngày đọc tụng chú, bắt ấn cầu ơn trên ban “điển”. Cô ấy nói tuy thờ Phật nhưng có căn duyên tu Tiên để giúp cửu huyền thất tổ được vãng sanh Tịnh độ. Tôi có nên học hỏi kinh nghiệm tu tập nơi vị này không?
(HỒNG TÂM, hongtampsy@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Hồng Tâm thân mến!
Chuông là một pháp khí quan trọng của nhà Phật. Nghe chuông khiến bạn tỉnh thức và lắng lòng là điều rất nhiệm mầu. Nên dù bạn chưa có bàn thờ Phật, chiếc chuông nhỏ chỉ để trên bàn viết, bạn vẫn có thể thực tập nghe chuông hàng ngày. Nghe chuông cũng là một pháp tu. Tiếng chuông giúp bạn xả buông, thư giãn và chánh niệm hơn trong đời sống hàng ngày thì hãy nương theo tiếng chuông mà tu tập.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Không hề có chuyện nghe chuông rồi thực tập chánh niệm mà bị tà ma quấy phá. Nên bạn hãy yên tâm thực tập pháp tu nghe chuông của mình. Nghe chuông mà phiền não nhẹ là tu đúng pháp.
Riêng đối với người tu Tiên thì người Phật tử không nên học hỏi vì đó là những pháp tu ngoài Phật giáo. Bạn đã có duyên với pháp tu Thiền chánh niệm thì hãy kết duyên với một đạo tràng chánh niệm nào đó để tu tập. Sống có chánh niệm, luôn tỉnh thức nhằm thiết lập an lạc, thảnh thơi là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử.
Chúc bạn tinh tấn!

Ngôi chùa nhiều năm “vắng bóng tượng, thiếu tiếng chuông”

Ngôi chùa nhiều năm “vắng bóng tượng, thiếu tiếng chuông”
Năm 1998, chùa bị mất 11 pho tượng (3 pho tượng Tam Thánh, 2 pho tượng Hộ Pháp, tượng Ngọc Hoàng thượng đế và một số pho tượng khác) và 1 quả chuông cổ. Đến năm 2001, nhà chùa mới có chút kinh phí để làm lại những tôn tượng đức Phật, và những pho tượng bị mất.

Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông, mõ không?

Tụng Kinh ở nhà có cần đánh chuông, mõ không?
Việc tụng niệm, mục đích là để hiểu nghĩa lý trong kinh, xem Phật dạy những gì, rồi từ đó chúng ta áp dụng vào đời sống hằng ngày. Như thế mới có lợi ích. Vì vậy, khi tụng đọc, chúng ta nên tụng đọc chậm rãi, không nhất thiết là phải có chuông mõ. Sở dĩ có chuông mõ là vì có nhiều người tụng đọc. Công dụng của mõ là để giữ trường canh để mọi người tụng đọc, cho nó có nhịp nhàng hòa âm với nhau, không có kẻ tụng trước, người tụng sau. Nên việc đánh mõ cũng khá quan trọng.
 

Người đánh mõ cần phải học cách đánh sao cho nó giữ trường canh đều đặn. Bởi thế, trong Thiền môn gọi người đánh mõ là Duyệt chúng. Duyệt là vui vẻ, chúng là nhiều người, nghĩa là làm cho mọi người trong thời khóa lễ tụng niệm, tất cả đều được an vui. Như thế, thì người đánh mõ mới có phước. Bằng ngược lại, không biết cách đánh, trường canh nhịp điệu không đều, khi thì nhanh quá, lúc lại chậm quá, làm cho mọi người tụng đọc không hài lòng, nổi phiền muộn. Như thế, thì người đánh mõ càng thêm mang tội. 

Còn người giữ bên chuông để thỉnh chuông, gọi là Duy na. Duy na có nghĩa là người điều khiển buổi lễ. Thường ở chùa, vì có nhiều người tụng niệm, nên cần phải có chuông mõ. 

Ngược lại, ở nhà, nếu phật tử chỉ tụng niệm một mình, thì không cần phải đánh mõ chuông. Nếu như trong nhà đã có mõ chuông, thì khi tụng niệm muốn đánh cũng được không có sao. Tuy nhiên, tốt hơn là không cần sử dụng đến những khí cụ này. Trường hợp không có thì thôi. Khi tụng niệm, tùy theo sức khỏe và thói quen, tụng lớn tiếng hay nhỏ tiếng hoặc tụng niệm thầm đều được cả. 

Xin nhắc lại, mục đích của sự tụng niệm cốt để hiểu rõ nghĩa lý trong kinh qua những lời Phật dạy, để từ đó, chúng ta đem ra ứng dụng vào đời sống, như vậy mới có lợi ích thiết thực. Nếu như, khi tụng mà không hiểu rõ nghĩa lý Phật dạy, thì phật tử nên đến chùa cầu chư Tăng, Ni chỉ dạy cho.

Thích Phước Thái

Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả. 

TIN BÀI LIÊN QUAN
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU

Tỉnh giác trong việc dấn thân nhập thế

Tuổi đạo càng nhiều, đạo lực càng cao thì càng vững vàng trong việc giữ gìn giới luật, nỗ lực thực hành thiền định và tinh tấn trau dồi trí tuệ.

Tỉnh giác trong việc dấn thân nhập thế
Số báo này đến tay Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc cũng là lúc giới Phật giáo khắp các tỉnh thành tổ chức lễ mãn hạ - kết thúc ba tháng an cư tịnh tu của chư Tăng Ni theo luật Phật chế định và được duy trì hơn hai ngàn năm trăm năm qua.

Tin mới