Nghe cuộc gọi lúc 4h, cô dâu gào khóc đòi chết theo chồng

Hay tin chú rể cùng họ hàng nhà trai gặp nạn khiến 13 người chết, cô dâu sắp lên xe hoa gào khóc thảm thiết, đòi chết theo anh Long.

Sau một ngày xảy ra tai nạn thảm khốc khiến chú rể cùng 12 người thân tử vong ở Quảng Nam, tối 30/7, không khí hiu quạnh, u buồn bao quanh gia đình cô dâu Lê Thị Yên (ngụ Bình Định). Cổng hoa, phông màn, lều bạt, sân khấu tiệc cưới... được tháo dỡ, bỏ nằm chỏng chơ nơi hiên nhà.

Lặng nhìn bức ảnh cưới của hai vợ chồng cháu gái ôm hoa tươi cười, hạnh phúc còn, chưa kịp tháo keo dán xung quanh, ông Lê Đức Sỹ (chú ruột cô dâu) thở dài, đớn đau như đứt từng khúc ruột.

"Long ơi, sao bỏ em mà đi"

Hàng chục người thân của gia đình Yên làm ăn xa ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đà Nẵng, TP.HCM tập trung về quê Bình Định, chung vui ngày "đại hỷ" của cô cháu gái. Không ngờ, ngay trước giờ hành lễ gia tiên, chú rể cùng họ hàng gặp nạn tử vong trên đường từ Quảng Trị vào Bình Định rước dâu.

Ông Sỹ kể lúc 4h sáng 30/7, trong lúc cả gia đình còn chìm sâu trong giấc ngủ thì chuông điện thoại reo vang. Thoạt đầu, các thành viên gia đình ai cũng nghĩ người thân cài chuông báo thức dậy sớm, chuẩn bị cho tiệc cưới. Sau 5 phút chuông điện thoại reo, Yên gào khóc thảm thiết khiến cả nhà giật mình thức giấc.

"Lúc tôi thức dậy đã thấy Yên gào: 'Anh Long ơi sao nỡ bỏ em mà đi', rồi đòi lao ra giữa sân tự tử chết theo chồng. Mọi người phải thay phiên nhau động viên, an ủi, cấp tốc thuê hai ôtô chở cô dâu cùng 5 người thân ra Quảng Trị", ông Sỹ kể trong nỗi xót xa.

Nghe cuoc goi luc 4h, co dau gao khoc doi chet theo chong
Ảnh cưới của Lê Thị Yên - Khắc Long. Ảnh: Facebook Bầu Lê. 

Từ TP HCM về dự đám cưới em trai, rạng sáng 30/7, ông Thượng (anh trai chú rể) thuê khách sạn gần nhà gái ở huyện Phù Mỹ (Bình Định), đợi đón họ hàng nhà trai thì nghe hung tin.

"4h30 sáng nay. Tôi đến nhà gái và nghe tin dữ thì em dâu và mọi người đã biết tin rồi. Chứng kiến em dâu quằn quại đau đớn, gọi tên em trai mà tay chân tôi rụng rời, tim như vỡ nát", ông Thượng mếu máo.

Ngồi thất thần giữa khuya ở hiên nhà cháu gái, bà Lưu Thị Ảnh (90 tuổi, bác gái cô dâu) cho hay gia đình, họ hàng mổ heo, làm hàng chục con gà, vịt cúng báo tổ tiên cháu gái sắp cưới chồng, nhưng không ngờ.

"Chiều 29/7, người thân làm ăn xa cùng bà con lối xóm đã tập trung về đây dự tiệc mừng cho cháu gái. Gia đình dự tính đãi tiệc khoảng 18-20 mâm (tương đương 200 khách). Đôi trẻ sắp nên duyên vợ chồng mà sao trời nỡ để cháu gái tôi chịu cảnh thảm thương thế này", bà Ảnh mếu máo.

Tiệc cưới đầy nước mắt

Theo kế hoạch, gia đình ông Lê Đức Tuân (cha cô dâu) làm lễ thành hôn cho con gái lúc 10h, sau đó đãi khách cùng họ hàng, bà con. Tuy nhiên, sự cố bất ngờ khiến hàng trăm khách đến chung vui, chúc phúc, đành ngậm ngùi chuyển sang lời chia buồn với nỗi đau lớn cùng gia đình.

Bà Nguyễn Thị Giáo (bác gái cô dâu), kể rằng thiệp mời đã phát đi nên 10h30 ngày 30/7, khách đến dự đám cưới và bất ngờ khi nghe gia đình cáo lỗi, thông báo lý do sự cố tai nạn giao thông, gây tang thương cho họ nhà trai.

"Nghe vậy, bà con lối xóm đồng cảm, chung tay giúp gia đình trang trải chi phí cho tiệc cưới thiếu vắng... chú rể mà họ không cầm được nước mắt", bà Giáo nói.

Nghe cuoc goi luc 4h, co dau gao khoc doi chet theo chong-Hinh-2

Bà Lưu Thị Ảnh (70 tuổi, bác gái cô dâu) thẫn thờ khi nghe cháu rể cùng nhiều người thân thiệt mạng trong vụ tai nạn. Ảnh: Minh Hoàng.

Tai nạn thảm khốc ở Quảng Nam khiến 13 người tử vong, trong đó có anh Long (chú rể), mẹ, chị và cháu của Long. Theo ông Thượng, gia đình Long có bốn anh em và chú rể là trai út. Người cha của anh đã qua đời cũng vì tai nạn giao thông hơn 10 năm trước.

Theo thân nhân gia đình, anh Long và chị Hạnh là những người con xa xứ, cùng vào Bình Dương kiếm kế sinh nhai. Đồng cảm hoàn cảnh khó nghèo, họ thương yêu, đến với nhau kết duyên vợ chồng. Được sự động viên của gia đình, họ đã tổ chức tiệc cưới tại Bình Dương trước sự chứng kiến của bạn bè.

Theo kế hoạch, trưa 30/7 lễ cưới được tổ chức ở nhà gái tại Bình Định và đôi vợ chồng trẻ ra mắt họ hàng nhà trai ở Quảng Trị vào ngày 2/8. Tuy nhiên, kế hoạch tươi đẹp của đôi tình nhân này bỗng chốc tan biến trong tang tóc.

Bà Lại Thị Lệ Hà, Chủ tịch UBND xã Mỹ Quang, cho biết cô dâu Lê Thị Yến là con ông Lê Đức Tuân (52 tuổi) ở thôn Bình Trị. Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, vợ bị bệnh tim. Hai vợ chồng có ba người con, Yến là con giữa trong gia đình. Hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn, các con của lão nông này lần lượt rời quê nhà đi làm công nhân khắp nơi.

"Hoàn cảnh gia đình của ông Tuân đã nghèo mà còn gặp 'cái eo'. Ngày cưới của con gái ông bất ngờ gặp nghịch cảnh tan thương", vị Chủ tịch xã Mỹ Quang chia sẻ.

Nghe cuoc goi luc 4h, co dau gao khoc doi chet theo chong-Hinh-3

Cổng hoa, lều bạt che rạp đám cưới cùng bàn ghế nằm chỏng chơ ở nhà cô dâu. Ảnh: Minh Hoàng.

Trước đó, khoảng 2h30 ngày 30/7, ôtô 16 chỗ đưa chú rể Nguyễn Khắc Long cùng người thân từ Quảng Trị vào Bình Định rước dâu. Khi đến thị xã Điện Bàn (Quảng Nam), xe khách này đã đâm vào ôtô đầu kéo lưu thông theo hướng ngược lại.
Vụ tai nạn khiến 10 người tử vong tại chỗ, 3 người tử vong trên đường đến bệnh viện, trong đó có chú rể.

Danh sách nạn nhân thiệt mạng:

1. Ngô Thị Bê – mẹ chú rể

2.Nguyễn Khắc Long – chú rể

3. Nguyễn Thị Nhung – con gái bà Bê

4. Nguyễn Thư Kỳ - cháu nội bà Bê

5. Đặng Xuân Phóng – chú ruột của Long

6. Nguyễn Khắc Nguyền – chú ruột của Long

7. Nguyễn Thị Gái – vợ công Nguyền

8. Nguyễn Khắc Mãn – con ông Nguyền

9. Nguyễn Thị Tiến – (vợ ông Nguyễn Khắc Cát, chú của Long)

10. Võ Sỹ Tiến – hàng xóm của Long

11. Nguyễn Khắc Bình – họ hàng của Long

12. Nguyễn Khắc Mỹ - họ hàng của chú rể

13. Cương - lái xe

Nạn nhân bị thương đang điều trị:

1. Nguyễn Trúc Hân – cháu bà Bê

2. Nguyễn Thị Kim Oanh – vợ ông Phóng

3. Đặng Xuân Tiến – con ông Phóng

4. Nguyễn Khắc Cát – con ông Nguyền

Tai nạn ở Gia Lai: Sự cố xe hay nguyên nhân bí ẩn khác?

Người thân của tài xế xe tải tiết lộ, một ngày trước khi xảy ra vụ tai nạn ở Gia Lai, Quý nói vợ đi vay tiền để sửa xe vì bị hư hỏng.

Xe gặp sự cố từ trước?

Vụ tai nạn ở Gia Lai khiến 13 người chết đang để lại nhiều nghi vấn lớn về nguyên nhân. Trong khi đó, người duy nhất có thể trả lời câu hỏi này là tài xế xe tải Võ Ngọc Quý (SN 1990, trú huyện Phù Cát, Bình Định) lại đang hôn mê sâu, tiên lượng xấu.

Tai nan o Gia Lai: Su co xe hay nguyen nhan bi an khac?
Hiện trường xe khách bị xe tải tông nát bươm khiến 13 người tử vong tại chỗ 

Kết quả điều tra bước đầu của cơ quan công an, chiều tối ngày 6/5, xe tải BKS 77C-139.37 do Võ Ngọc Quý điều khiển bốc 20 tấn hàng phân bón từ TP. Quy Nhơn đưa đi giao hàng tại xã Ia Hrú (huyện Chư Sê, Gia Lai).

Đến khoảng 4h16 ngày 7/5, chiếc xe tải chạy vụt qua trạm thu phí BOT Đức Long mà không dừng lại mua vé theo quy định.

Có giả thiết, xe tải trước khi gây tai nạn đã gặp sự cố. Nghi vấn này có cơ sở khi tiếp xúc tại bệnh viện, người thân và vợ Quý cho biết, tối ngày 6/5, Quý sai vợ sang nhà anh trai mượn tiền nói để sửa xe vì bị hư hỏng.

Tai nan o Gia Lai: Su co xe hay nguyen nhan bi an khac?-Hinh-2
Anh Hoàng Hữu Thùy (Trạm phó trạm thu phí BOT Đức Long) kể lại lúc chứng kiến xe tải vượt qua trạm tốc độ như tên bắn 

Theo nhân chứng Lương Ngọc Thạch (trú huyện Chư Pứh - hành khách đi trên xe Hoàng Sơn bị xe tải vượt qua), trước khi tai nạn xảy ra, xe tải có rất nhiều biểu hiện lạ, tài xế bóp còi liên tục, chạy rất nhanh và lạng lách trên đường, lúc vượt qua trạm CSGT vẫn bóp còi inh ỏi. Chiếc xe sau đó chạy vào đường ngược chiều, được khoảng 200 mét thì tông vào xe khách gây ra tai nạn.

Nhân chứng Thạch nhận định “tài xế xe tải chạy xe điên cuồng như phê thuốc”.

Tại cuộc làm việc khẩn với đoàn công tác của Ủy ban ATGT Quốc gia, ông Võ Ngọc Thành - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai để nghị lực lượng chức năng xét nghiệm kỹ tài xế Võ Ngọc Quý xem có sử dụng ma túy, có ngáo đá hay không bởi hành động của lái xe là quá bất thường khi lạng lách, bóp còi liên tục trên một quãng đường rất dài.

Làm việc với chị Quách Thị Phúc (vợ tài xế Quý), chị khẳng định anh Quý không sử dụng ma túy mà chỉ hút thuốc lá.

Khi kết quả xét nghiệm ma túy lần đầu cho âm tính, một lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Gia Lai đặt nghi vấn về biểu hiện tâm lý, điều kiện sinh hoạt hằng ngày của tài xế. Theo vị lãnh đạo này, các nguyên nhân như xe tải đứt phanh, kẹt chân ga, trục trặc kỹ thuật đã được loại trừ.

Tay nghề yếu?

Tìm hiểu thông tin nơi tài xế Võ Ngọc Quý sinh sống, người dân địa phương cho biết, trước đây Quý phụ xe tải. Đầu năm 2017, Quý về quê xin việc nhưng tay nghề yếu nên nhiều chủ xe không nhận.

Tai nan o Gia Lai: Su co xe hay nguyen nhan bi an khac?-Hinh-3
Người dân lập đàn thờ vọng các nạn nhân tử nạn 

Cuối tháng 3, Quý được bà Trần Kim Chung (ngụ thị xã An Nhơn, Bình Định) nhận làm tài xế xe tải BKS 77C-139.37 chạy hàng từ Quy Nhơn đi Tây Nguyên. Người dân cho rằng, có thể do non kém tay nghề, khi xe gặp sự cố, tài xế đã không biết cách xử lý.

Tại trạm thu phí BOT Đức Long, ông Phạm Danh Ngôn (trạm trưởng) cho hay trước thời điểm xảy ra tai nạn, xe tải đã lao vụt qua trạm thu phí với tốc độ rất nhanh, tông gãy thanh chắn khi qua trạm.

“Nhân viên trạm tưởng xe mất thắng nên dùng xe máy đuổi theo để truy thu lệ phí. Tuy nhiên, nhân viên trạm chạy theo khoảng 2km thì không thấy tung tích nên quay về. Trạm đã lưu lại biển số xe, nhận dạng vào máy để giám sát, truy thu phí khi xe đi qua, tuy nhiên một lúc sau thì hay tin xe gây tai nạn” – ông Ngôn cho hay.

Tai nan o Gia Lai: Su co xe hay nguyen nhan bi an khac?-Hinh-4
Người dân đốt lửa ngay hiện trường mong sưởi ấm linh hồn những người xấu số.

Phía trước trạm hướng từ Gia Lai về Chư Sê có đến 2 con dốc, thông thường nếu xe mất thắng, khi qua 2 con dốc cũng sẽ tự dừng lại, nhưng không hiểu sao xe vẫn vượt qua được.

“Trường hợp xe mất thắng, nếu vượt qua dốc, tài xế có kinh nghiệm có thể cho xe cà vào dọc thành bê tông trạm cũng sẽ dừng được. Đã có nhiều trường hợp xe bị mất thắng khi vào khu vực trạm đã dừng xe thành công bằng cách cà vào thành bê tông” - ông Ngôn chia sẻ.

Cũng theo ông Ngôn, trong trường hợp nếu xe vượt qua trạm thì dọc hai bên đường còn có rất nhiều bãi cỏ rất rộng, tài xế có thể đánh lái cho xe lao xuống các thảm có cũng sẽ dừng được xe, thậm chí không bị lật, không gây thiệt hại nhưng không hiểu sao tài xế không chọn giải pháp này.

Lập bàn thờ vọng nạn nhân

Một ngày sau khi xảy ra vụ tại nạn, PV VietNamNet tiếp tục trở lại hiện trường ở Km1632+300 (đường Hùng Vương, thị trấn Chư Sê, Gia Lai) và ghi nhận, tại đây các mảnh vỡ từ xe khách, xe tải vẫn còn vương vãi hai bên đường. Người dân đã dùng nước rửa các vết máu dính tại hiện trường. Các vết vẽ hiện trường tai nạn còn chằng chịt trên đường.

Trên hè vỉa hè, ngay vị trí xảy ra tai nạn, người dân lập một đàn thờ vọng các nạn nhân. Người dân địa phương, người qua đường thi thoảng dừng lại thắp hương cầu cho hương hồn người xấu số được siêu thoát. Ngay cạnh đàn thờ, người dân đốt một khúc gỗ rất lớn, cháy nhiều ngày nay với mong muốn phần nào sưởi ấm cho những linh hồn người tử nạn.

Tai nạn 13 người chết: Mẫu máu tài xế không có ma túy

Liên quan vụ tai nạn giao thông 13 người chết ở Gia Lai, kết quả giám định mẫu máu của tài xế xe tải không có ethanol và các chất ma túy. 

Liên quan đến vụ tai nạn giao thông 13 người chết ở Gia Lai, kết quả giám định ma túy lần 2 được Công an Gia Lai công bố, mẫu máu của tài xế Võ Văn Quý không có ethanol và các chất ma túy thường gặp.
Theo kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, ngày 17/5 “Mẫu máu thu của tài xế Võ Văn Quý gửi giám định không tìm thấy ethanol và các chất ma túy thường gặp” (gồm morphin, heroin, methamphetamin, MDMA, ketamin, MAM-6). Đồng thời, qua giám định 2 ôtô, lực lượng chức năng không phát hiện sự cố kỹ thuật về phương tiện.

Tin mới