Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu

Với thủ đoạn giả danh người của cơ quan pháp luật, các đối tượng lừa đảo gọi vào số điện thoại bàn, vu khống chủ thuê bao.

Nghe điện thoại mất... gần 800 triệu
Nạn nhân gần đây nhất của mánh khóe lừa chuyển tiền qua điện thoại này là bà N.T.N, trú tại phường Văn Miếu, TP Nam Định. Theo trình báo của bà N.T.N, khoảng 8h sáng ngày 4-4-2016, đối tượng lừa đảo xưng là nhân viên bưu điện điện thoại đến số điện thoại bàn nhà bà N thông báo số tiền điện thoại nhà bà là 8,93 triệu đồng và yêu cầu phải thanh toán ngay nếu không sẽ xóa số điện thoại. “Nhân viên bưu điện” này còn cho bà N biết có một người trú tại phường Hải Yên, TP Móng Cái đã lấy được chứng minh thư của bà và sử dụng để mở một tài khoản ngân hàng. Người này vừa bị công an bắt và khai cùng bà N thực hiện hoạt động rửa tiền.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại.
Công an TP Nam Định kiểm tra tang vật thu giữ của các đối tượng lừa chuyển tiền qua điện thoại. 
Sau đó “nhân viên bưu điện” hướng dẫn bà N gọi điện thoại cho một "cán bộ công an", một "cán bộ VKSND" tỉnh Quảng Ninh để được minh oan không liên quan đến hành vi rửa tiền!?. Theo hướng dẫn của những kẻ lừa đảo, bà N liền gọi điện cho vị “cán bộ công an và cán bộ VKSND Quảng Ninh” mà “nhân viên bưu điện” vừa cung cấp thì được bọn chúng yêu cầu gửi 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản của Lục Hữu Chiến tại ngân hàng Agribank Phục Hòa, Cao Bằng để khẳng định sự vô tội. Bà N. liền khẳng định bản thân không làm gì phạm pháp và kiên quyết không chuyển tiền. Lập tức “vị cán bộ" liền đe dọa sẽ bắt tạm giam bà 2 tháng để điều tra. Nghe đến đây, bà N. hoảng loạn, sau đó ra ngân hàng chuyển 468 triệu đồng tiền tiết kiệm của gia đình vào tài khoản mang tên Lục Hữu Chiến với hứa hẹn của vị “cán bộ viện kiểm sát “nếu bà thực sự vô tội thì sẽ trả lại tiền cho bà trong vòng 24h”. Chuyển tiền xong, bà N. mới bừng tỉnh, kiểm tra tài khoản thì biết toàn bộ số tiền đã bị rút hết. Cũng với thủ đoạn tương tự, tại thành phố Nam Định còn có một nam nạn nhân bị lừa 100 triệu đồng và một nam nạn nhân nữa ở huyện Xuân Trường bị lừa 160 triệu đồng. Ngay khi tiếp nhận thông tin trình báo của bị hại, Ban giám đốc Công an tỉnh Nam Định đã chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Nam Định khẩn trương thu thập thông tin, làm rõ chân tướng vụ việc để trấn an dư luận cũng như nâng cao cảnh giác cho người dân.
Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
 Một nạn nhân đến Công an tỉnh Nam Định trình báo.
Các đối tượng trong đường dây lừa đảo trú tại huyện Cao Bằng dần lộ dạng. Tuy nhiên, đây chỉ là những người dân bị các đối tượng lừa đảo hỏi mượn tài khoản ngân hàng làm khâu trung gian chuyển tiền. Họ cho biết, được một đối tượng người nước ngoài nhờ số tài khoản để chuyển tiền. Khi có tiền, đối tượng người nước ngoài này sẽ điện thoại nhờ họ rút tiền, sau đó chuyển tiền vào một số tài khoản khác hoặc giao trực tiếp cho đối tượng. Mỗi lần chuyển tiền, họ được đối tượng trả công 1 triệu đồng. Hiện Công an tỉnh Nam Định đang khẩn trương truy tìm cũng như xác định chính xác danh tính của các đối tượng chủ mưu cầm đầu.Cảnh giác để không bị "sập bẫy" đối tượng lừa đảo Để giúp người dân chủ động phòng ngừa, không “mắc bẫy” các đối tượng lừa đảo qua điện thoại, Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần thận trọng khi nhận điện thoại từ người lạ. Trường hợp có người tự xưng là công an thì người dân cần đề nghị trực tiếp liên hệ cùng công an địa phương gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở làm việc, không làm việc qua điện thoại. Người dân không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân, số chứng minh thư, thẻ tín dụng, số tài khoản cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân và không đưa thông tin đời tư lên các trang mạng xã hội. Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, người dân hãy thông báo ngay đến cơ quan công an; không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy hành vi lừa đảo của tội phạm

Mất trắng tiền tỷ vì đầu tư vào trang mạng "ảo"

Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Kạn cho biết đang tập trung điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo của các đối tượng môi giới người dân đóng tiền.

Mất trắng tiền tỷ vì đầu tư vào trang mạng "ảo"
Cơ quan CSĐT Công an TP Bắc Kạn cho biết đang tập trung điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo của các đối tượng môi giới người dân đóng tiền với hình thức đầu tư tài chính vào trang mạng có địa chỉ payfx.us.

Chân dung siêu nổ và những vụ lừa vô tiền khoáng hậu

Một trong nhiều thủ đoạn mà những kẻ lừa đảo sử dụng là mạo danh “con cháu” của những vị lãnh đạo từ T.Ư tới địa phương.

Chân dung siêu nổ và những vụ lừa vô tiền khoáng hậu
“Ông bác làm to” và dự án trên trời Trao đổi với PV báo ĐS&PL về những vụ đối tượng siêu nổ đi lừa đảo hại người, một cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Công an TP.Hà Nội nhớ lại vụ án anh tham gia điều tra, đối tượng lừa đảo với số tiền “khủng” một cách khá dễ dàng, vì y “nổ” mình là cháu ruột của một lãnh đạo... Quốc hội. Với cái mác trên, kẻ lừa đảo dễ dàng lấy lòng tin của nhiều người, trong đó có nhiều cán bộ Nhà nước và “cuỗm” tiền của họ. Đối tượng lừa đảo được nói đến là Vũ Ngọc Bích (33 tuổi, quê Nam Đàn, Nghệ An, trú tại quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội). Theo tìm hiểu của PV, 10 năm trước, Bích tốt nghiệp hệ tại chức Đại học Thương mại (Hà Nội), sau đó y xin vào làm việc tại một số khách sạn lớn ở Hà Nội. Với khát vọng làm giàu nhanh, cuối năm 2009, Bích thành lập một công ty chuyên về xây dựng. Năm 2010, thị trường bất động sản trở nên nóng. Trong một lần cà phê với ông Đan (60 tuổi, trú tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa), biết ông này có nhu cầu mua đất tại một dự án ở Hà Nội, chớp cơ hội, Bích tự giới thiệu mình là đại diện bán hàng của chủ đầu tư có thể thực hiện nhiệm vụ giao dịch, thu tiền và ký hợp đồng mua bán đất dự án với khách. Thực chất, Bích không hề dính dáng gì tới dự án kia. Để đối tác tin tưởng, Bích đã sưu tập được 2 bản đồ dự án trên. Hòng tạo dựng lòng tin với các “con mồi”, Bích còn "khoe" có mối quan hệ thân thiết với nguyên Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) và ông này lại có quan hệ thông gia với một lãnh đạo cấp cao khác, có khả năng mua đất dự án kia với giá rẻ. Vì tin tưởng những gì Bích đã nói, ông Đan và một người khác đã đưa cho Bích gần 5,5 tỉ đồng để mua đất. Tuy nhiên sau khi nhận tiền, Bích đã “lặn mất tăm”. Các nạn nhân đành phải tố cáo hành vi phạm tội của Bích ra cơ quan công an và không lâu sau, y bị bắt giữ. Trong quá trình được tại ngoại để điều tra, Bích vẫn “tranh thủ” nổ và chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng của hai người khác.
Đối tượng Bích và Hạ.
Đối tượng Bích và Hạ. 
Theo đó, thông qua mối quan hệ xã hội, Bích quen anh Hải, giám đốc một công ty chuyên về đầu tư dự án bất động sản. Bích “nổ” mình là cháu một vị lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, quê ở miền Trung, có ảnh hưởng đối với lãnh đạo Ban Quản lý dự án Khu kinh tế cảng Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh). Bích tiết lộ, hiện khu kinh tế có gói thi công san lấp mặt bằng với khối lượng 10 triệu m2 đất, trị giá gần 1.000 tỷ đồng. Bích có khả năng bố trí cho anh Hải gặp Ban Quản lý dự án Khu kinh tế Vũng Áng ký hợp đồng thi công san lấp. Ban đầu, anh Hải cũng có chút hoài nghi về thân thế và các mối quan hệ của Bích, nhưng thấy Bích là người miền Trung, lại “thao thao bất tuyệt” về ông bác cùng quê làm to cùng những dự án cũng như lộ trình và khoản lợi nhuận đạt được nên dần dần, sự hoài nghi của anh Hải biến mất. Thay vào đó là sự tin tưởng và niềm hân hoan khi sắp có một mối làm ăn mới. Tin những điều Bích nói là thật, Hải rủ thêm Tuyên, một giám đốc công ty xây dựng khác cùng tham gia. Vào một ngày đẹp trời cuối năm 2011, cả ba vào Hà Tĩnh gặp một người tên Thành với “mác” cán bộ Ban Quản lý dự án và một vị tên Dần, giám đốc một công ty xây dựng trên địa bàn. Trong cuộc gặp này, Thành “bật mí” doanh nghiệp của ông Dần sẽ là nhà thầu thi công san lấp mặt bằng cho Tập đoàn Formosa, cần một đối tác để tham gia thi công. Sau đó, Dần đã ký hợp đồng khoán việc và công ty Tuyên sẽ là nhà thầu phụ thi công dự án. Hai ngày sau, Bích gọi điện thoại cho Hải thông báo, muốn đưa công ty của Tuyên làm nhà thầu chính thay cho công ty của ông Dần, nhưng muốn làm nhà thầu chính phải “chi” 10 tỷ đồng để Bích đi lo thủ tục. Thấy có nhiều cái lợi, nên anh Hải đã giao 5,9 tỷ đồng cho Bích. Sau đó, đợi mãi không thấy được ký hợp đồng, anh Hải kiểm tra lại và phát hiện mình đã ăn phải “bánh vẽ” mà Bích đưa ra. Mạo danh Thứ trưởng giả mạo giấy tờ Cũng với thủ đoạn lừa đảo tương tự như Bích, Nguyễn Văn Hạ (59 tuổi) ở phường Hạ Long, TP.Nam Định (tỉnh Nam Định) khiến nhiều người dở khóc, dở cười với cú lừa mạo danh Thứ trưởng một bộ của y. Vốn là một kẻ không nghề nghiệp, bỗng dưng cuối năm 2010, Hạ loan tin rằng y có mối quan hệ "đặc biệt" với ban quản lý dự án - chủ đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) nên có khả năng "xin" được các gói thầu trong dự án. Qua các mối quan hệ xã hội, Hạ gặp anh Năm, một giám đốc công ty xây dựng tại Hà Nội. Trong một lần gặp mặt, Hạ “nổ” mình là “Thứ trưởng” bộ Xây dựng, cố vấn cao cấp của Chính phủ trong xây dựng các dự án lớn. Nghe Hạ xưng danh như vậy, anh Năm “phấn khởi” vì được gặp "đúng người" để đặt vấn đề lo giúp cho doanh nghiệp mình trúng thầu các dự án xây dựng. Hạ yêu cầu anh Năm đưa bộ hồ sơ năng lực của doanh nghiệp kèm công văn gửi ban quản lý dự án Đài Loan để Hạ "nói" lãnh đạo ban quản lý chấp thuận cho công ty của anh Năm là nhà thầu chính của dự án. Thời gian sau đó, Hạ đưa cho anh Năm một loạt các văn bản như văn bản chấp thuận cho công ty Năm làm tổng thầu công trình san lấp, kè Vũng Áng; văn bản của các bộ thông báo phê duyệt và kế hoạch thu xếp vốn cho dự án. Đây chỉ là những văn bản giả mạo nhưng khi ấy, anh Năm không hề biết. Đầu năm 2011, trong vai “Thứ trưởng”, Hạ tiếp tục cho anh Năm xơi “bánh vẽ" khi cho biết đã "lo" được cho anh Năm làm tổng thầu dự án cải tạo, xây dựng chung cư số 8 Trần Quốc Toản, Hà Nội và yêu cầu anh Năm làm tờ trình để Hạ lo dự án. Hạ lại đưa ra một loạt các văn bản giả mạo để lừa anh Năm, trong đó có văn bản giả mạo UBND TP.Hà Nội chấp thuận cho công ty của anh Năm làm tổng thầu dự án này. Tin rằng các văn bản mà “Thứ trưởng” Hạ đưa là thật, anh Năm đã thông tin cho một số doanh nghiệp biết, sau đó ký hợp đồng liên danh và cam kết sau 3 tháng sẽ đưa doanh nghiệp vào thi công. Anh Năm đã thu gần 18,5 tỷ đồng của các đơn vị, cá nhân có nguyện vọng "trúng thầu" chuyển lại cho Hạ. Tuy nhiên, cầm tiền xong, Hạ "lặn" mất. Các siêu nổ đã phải trả giá cho hành vi lừa đảo Với tội trạng từng gây ra, Bích đã bị TAND TP.Hà Nội tuyên phạt 28 năm tù giam. Đối với Hạ, sau thời gian trốn nã, cuối tháng 3.2015, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Nam Định đã bắt được hắn tại tỉnh Hà Nam. Sau khi gây án tại Hà Nội, Hạ về Ninh Bình lừa chạy việc cho một gia đình vào ngành công an với giá 470 triệu đồng. Khám xét nơi ở, cơ quan công an phát hiện một thẻ ngành Công an giả mang tên Nguyễn Văn Hạ với chức danh Cục trưởng Cục Phòng chống tội phạm của Bộ Công an. Đối tượng Hạ từng có tiền án 9 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện cơ quan chức năng đang đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt này ra xét xử.

Khai trương tuyến xe buýt đến sân bay Nội Bài, giá vé 30.000 đồng

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa chính thức khai trương tuyến xe buýt Ga Hà Nội-sân bay Nội Bài có số hiệu 86, với giá vé 30.000 đồng/lượt sáng 30/4. 

Khai trương tuyến xe buýt đến sân bay Nội Bài, giá vé 30.000 đồng
Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa chính thức khai trương tuyến xe buýt Ga Hà Nội-sân bay Nội Bài có số hiệu 86, với giá vé 30.000 đồng/lượt (không trợ giá) cho quãng đường dài 33km vào sáng nay (30/4).

Tin mới