Nghe người chỉ huy xe tăng 846 kể về chiến thắng 30/4 oai hùng

(Kiến Thức) - Đã 41 năm trôi qua nhưng những phút giây lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn nguyên vẹn trong ký ức người chỉ huy xe tăng 846 năm nào.

 

Đã 41 năm trôi qua nhưng ký ức về giây phút lịch sử 11h30 ngày 30/4/1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên vẹn. Nó thường trực và khắc sâu trong tâm khảm những chiến sỹ trên những chiếc xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc lập. Những chiến sĩ xe tăng năm nào, bây giờ người đã già , người vẫn còn vất vả trong cuộc mưu sinh, thế nhưng, những hình ảnh kiêu hùng đó mãi trường tồn trong cả cuộc sống rất đời thường của họ.
Nhân dịp kỉ niệm 41 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2016), báo điện tử Kiến Thức xin giới thiệu đến bạn đọc hình ảnh người cựu chiến binh Nguyễn Quang Hòa thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2. Ông là người chỉ huy xe tăng 846, một trong những chiếc xe tăng trong đội hình thọc sâu tiến vào Sài Gòn. Đây cũng là chiếc xe tăng trong bức ảnh nổi tiếng “Xe tăng chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975” của tác giả Trần Mai Hưởng.
Nghe nguoi chi huy xe tang 846 ke ve chien thang 30/4 oai hung
 Ông Nguyễn Quang Hòa - người chỉ huy xe tăng 846, một trong những chiếc xe tăng trong đội hình thọc sâu tiến vào Sài Gòn.
Hồi ức quá khứ lịch sử oai hùng
Đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười đầy sảng khoái, thân thiện, ông tâm sự, năm ngoái ông bị tai biến, vừa điều trị được mấy tháng lại phải trải qua đợt phẫu thuật tim nên sức khỏe chưa hồi phục. Khi nói chuyện, vẫn có những tiếng bị méo, có lúc bị ngắt quãng nhưng điều đó không làm mất đi sự nhiệt huyết, niềm tự hào mỗi khi ông kể về câu chuyện lịch sử hào hùng năm nào. Sau màn chào hỏi thân thiết, người đàn ông có mái tóc bạc trắng bắt đầu đưa chúng tôi chìm ngập vào hồi ức quá khứ lịch sử oai hùng đã lùi xa hơn 40 năm.
Ông Hòa kể lại, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Tiểu đoàn 2 Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 chịu trách nhiệm đánh chiếm Sài Gòn theo hướng Đông Nam. Tiểu đoàn 2 có 3 Đại đội, trong đó: Đại đội 4 được giao nhiệm vụ đánh theo Quốc lộ 20, hướng Đà Lạt – Lâm Đồng; Đại đội 5 đánh căn cứ Nước Trong; Đại đội 6 phối hợp với Sư đoàn 325 đánh vào Long Thành - Cát Lái.
Theo kế hoạch tác chiến, Đại đội 5 của ông được giao nhiệm vụ kết hợp với Trung đoàn 9 thuộc Sư đoàn 304 cùng các đơn vị pháo binh đánh chiếm các căn cứ Nước Trong - cửa ngõ của Sài Gòn ở hướng Đông Nam.
Theo kế hoạch, trưa 26/4/1975, đơn vị của ông tập kết tại rừng cao su Ông Quế, cách căn cứ nước trong 10km về phía Đông Nam. Đúng 17h cùng ngày, xe tăng 846 do ông chỉ huy bắn phát súng đầu tiên khai màn chiến dịch. Sau đó, cùng bộ binh vượt qua cửa mở đánh chiếm toàn bộ khu Gia Vinh ở căn cứ Nước Trong.
“Trong đêm 26/4 chúng ta bị địch bắn cháy mất 2 xe tăng trong tổng số 8 xe. Đồng chí Đại đội trưởng lúc đó bị thương, tuy nhiên điều này không hề làm nhụt đi ý chí mà nó còn làm ý chí của ta tăng gấp bội lần. Đúng 7h sáng 27/4, chúng ta tiếp tục mở đợt tấn công 2, đồng chí Đại đội phó lên thay cho Đại đội trưởng tiếp tục súng tấn công. Địch chống cự ác liệt hai ngày đêm, căn cứ rền vang tiếng súng. Đại đội 5 còn 6 xe thì bị địch bắn cháy mất 3 xe nữa, nên sáng hôm sau phải bổ sung thêm xe 380 của đại đội 4 nhằm tăng cường lực lượng chuẩn bị tiếp tục mở cuộc tấn công thứ 3” – ông Hòa phấn khích.
Đến sáng 28/4, khi ông cùng các đồng đội đang làm công tác chuẩn bị đưa xe vào vị trí giấu quân thì một tốp bộ binh của ta chạy đến báo xe tăng của địch phản kích. Sau khi xin ý kiến chỉ huy, xe tăng của chúng ta liền xuất phát. Phát hiện sức công phá của ta, địch vội vàng rút chạy cố thủ trong rừng cao su. Trong quá trình chiến đấu, xe tăng 380 của ta bị trúng đạn. 3 xe còn lại chiến đấu đến khoảng 10h cùng ngày thì cơ số đạn trên sắp hết nên báo lại Sở chỉ huy và được bổ sung thêm đạn. Sau đó tất cả 4 xe đều quay về chỗ tập kết để sửa chữa, thêm dầu mỡ và bổ sung đạn dược.
Ngày 29/4, ta tiếp tục mở cuộc tấn công thứ tư. Lúc này, trên bổ sung them một đại đội nữa, gồm có 4 xe của đồng chí Bùi Quang Thận, như vậy, tổng là có 7 xe tất cả. “Lúc này địch vẫn cố thủ trong rừng cao su, lực lượng còn tương đối mạnh. Tôi và đồng chí Thận thống nhất về phương án tác chiến chia làm 2 hướng: 4 xe của đồng chí Bùi Quang Thận đánh vào sườn bên phải của rừng cao su, 3 xe của đại đội năm đánh theo sườn bên trái, tạo thành gọng đồng loạt tấn công tiêu diệt quân địch.
Đến trưa 29/4 thì giải quyết xong căn cứ Nước Trong, quân ta bắn cháy 2 xe tăng M48, một xe M41, 2 xe thiết giáp của địch. Sau đó đội hình tiến ra đường 15, đến cầu Long Bình. Trên đường tháo chạy, địch đã đánh sập cầu bồng, tòn bộ lực lượng thiết giám buộc phải dừng lại, chờ lực lượng bộ binh khắc phục cầu.
Đến 12h đêm ngày 29/4 thì khắc phục xong cầu. Khi ấy, đồng chí Bùi Tùng là chính ủy, đồng chí Tài là Lữ đoàn trưởng 203, gọi ông và ông Bùi Quang Thận hội ý và yêu cầu đại đội 4 và đại đội 5 sáp nhập làm một để tiện chỉ huy. “Tôi là chỉ huy xe 846 và là Đại đội phó, đồng chí Thận là Đại đội trưởng, kiêm trưởng xe 843. Như vậy đội hình tăng tiến vào Sài Gòn có 7 xe, xe 846 đi đầu. Được lệnh tôi dẫn 3 xe đi trước tiến đến chốt ở ngã ba Long Bình, cách cầu Bông khoảng 3,4 cây số. Lúc này, pháo địch dập rất mạnh nhưng đội hình xe tăng của ta khéo léo tiến lùi để tránh đạn pháo kích của địch. 2 xe M41 và M113 của địch đã bị ta bắn cháy.” – ông Hòa kể.
Say sưa "vẽ lại" bức tranh lịch sử năm nào..
Khoảng 5h30 sáng 30/4, được lệnh của Lữ đoàn, đội hình tăng của đại đội 5 vượt cầu Long Bình trên xa lộ Biên Hòa tiến vào Sài Gòn. Khi đến chân cầu Sài Gòn thì gặp đội hình của tiểu đoàn 1 đi trước, có một xe bị sa lầy nên đại đội dừng lại ở đó. Một lúc sau, có hai máy bay địch lượn mấy vòng rồi ném bom phá cầu nhưng không phá được, bom thả hết xuống sông. Đồng thời ở ngoài sông xuất hiện một chiếc tàu. Xe tăng ta quay pháo bắn nhưng do khoảng cách khá xa nên không bắn trúng.
Nghe nguoi chi huy xe tang 846 ke ve chien thang 30/4 oai hung-Hinh-2
 Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.
Khoảng hơn 10h sáng cùng ngày, được lệnh của Lữ đoàn vượt cầu Sài Gòn thì xe tăng 846 hết dầu. Tôi cử hai đồng chí là lái xe và pháo thủ số 2 xách thùng 20 lít đi xin dầu của các xe bạn nên đi sau. Xe 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi trước. Khi xe của tôi vào đến Dinh Độc lập thì có 2 xe là xe của đồng chí Toàn và đồng chí Thận, trong đó, xe đồng chí toàn đã húc vào cổng chính, xe của đồng chí Thận húc vào cổng phụ của Dinh Độc lập. Ta đã bắt sống được toàn bộ cơ quan đầu não của địch. Đồng chí Bùi Tùng đã dẫn Dương Văn Minh ra đài phát thanh đọc lời tuyên bố đầu hàng, kết thúc chiến dịch.
“Hàng vạn người dân cầm cờ ra chào đón chúng tôi. Tất cả anh em đồng đội ôm nhau, chúng tôi không khóc mà nước mắt cứ chảy. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng trong niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của nhân dân cả nước. Chúng tôi vô cùng hạnh phúc bởi mình đã góp một phần nhỏ bé vào thắng lợi vĩ đại ấy” – ông Hòa xúc động.
Có thể nói, chiến dịch Hồ Chí Minh như một bản hùng ca vang dội. Mỗi lần nhắc đến kỷ niệm ngày 30/4 đó là ông không thể che giấu được niềm vui, sự kiêu hãnh, quyết đoán và đầy tự hào. Mặc cho thời gian, cho những khó khăn, vất vả đời thường, ông vẫn say sưa "vẽ lại" bức tranh lịch sử năm nào…
>>> Xem thêm video:Chiến Thắng 30/4/1975 Được Báo Chí Thế Giới Hết Lời Ca Ngợi - VTV1

Hình ảnh ấn tượng TP HCM 40 năm phát triển, hội nhập

(Kiến Thức) - Hình ảnh những ngày đầu Sài Gòn vừa giải phóng và xuyên suốt 40 năm “thành phố trẻ” không ngừng đổi mới, phát triển vượt bậc, hội nhập cùng bạn bè quốc tế.

 

Hình ảnh án tuọng TP HCM 40 nam phát triẻn, họi nhạp
Tàu chiến Mỹ - Ngụy bị quân giải phóng bắn cháy trên sông Sài Gòn và Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Đài phát thanh ngày 30/4/1975. Ảnh Thông tấn xã VN. 

Những công trình khủng chào mừng Chiến thắng 30/4

(Kiến Thức) - Dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm nay, nhiều công trình đã kịp hoàn thành và được đưa vào khai thác, sử dụng.

Nhung cong trinh khung chao mung Chien thang 30/4
 Dự án quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ bắt đầu từ UBND TP HCM đến công viên Bến Bạch Đằng, chiều rộng 64m, dài 670m, có tổng kinh phí gần 430 tỷ đồng. Sau 7 tháng thi công, ngày 29/4, công trình đã chính thức đưa vào vận hành, chào đón khách tham quan, thưởng ngoạn. 

Tin mới