NSƯT Hoàng Hải hài hước: “Làm diễn viên rất giàu, cứ xong một bộ phim là mua tặng vợ một chiếc ô tô”.
Theo Kiều Anh/Dân Việt
Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Hải: "Cũng hơi rờn rợn khi thấy ảnh và tên mình khắc trên bia mộ"
Từng khiến khán giả "đứng ngồi không yên" với vai diễn Lê Toàn trong bộ phim "Độc đạo", mới đây, NSƯT Hoàng Hải lại tiếp tục gây chú ý với hình tượng "ông trùm" đường dây ma túy trong phim "Mật lệnh hoa sữa" - bộ phim thuộc series phim truyền hình "Vì tình yêu Hà Nội" do Đài Hà Nội sản xuất, được phát sóng vào lúc 21h00 từ thứ 2 đến thứ 4 hàng tuần.
"Mật lệnh hoa sữa" tái hiện cuộc đấu tranh đầy cam go của những người chiến sĩ công an với tội phạm, cái ác và những tiêu cực trong quá trình phá án. Nhân vật "anh Sửu" (do NSƯT Hoàng Hải thủ vai) là một tội phạm cầm đầu đường dây ma túy dưới "vỏ bọc" là một doanh nhân trí thức khiến khán giả không khỏi tò mò, thậm chí "sởn gai ốc" trước nhiều phân cảnh kịch tính của bộ phim. Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Hải để hiểu hơn về vai diễn này.
NSƯT Hoàng Hải chuẩn bị cho phân cảnh quay tại Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: H.H)
NSƯT Hoàng Hải có thể bật mí về vai diễn của mình trong bộ phim "Mật lệnh hoa sữa"?
- Trong bộ phim này, tôi vào vai Sửu - "ông trùm" đường dây buôn bán ma túy, đây là một nhân vật phản diện. Xuất phát điểm của ông ấy là một người rất giỏi về hóa chất, tức là ông đã học qua Đại học, nghiên cứu rất nhiều. Sau khi làm những chuyện mờ ám thì ông Sửu đi tù và ra tù ông ấy lại muốn trở lại làm trùm đường dây tội phạm.
Khi tiếp tục đảm nhận vai phản diện, vậy tạo hình nhân vật "ông trùm" Sửu lần này có điểm gì khác biệt so với những vai "ông trùm" trước đây?
- Tôi đã làm rất nhiều vai phản diện. Trong phim "Hồ sơ cá sấu" đóng Tuấn "mỏ"; phim "Đường lên Điện Biên" tôi cũng phản diện bị tử hình rồi đến phim "Độc đạo" vào vai ông trùm Lê Toàn. Mỗi vai phản diện đều có nét riêng biệt của nó, quan trọng là diễn viên phải tìm hiểu và tưởng tượng được lý lịch của nhân vật, nắm rõ xuất phát điểm là gì, phải nghiên cứu nhân vật thật kỹ lưỡng trước khi nhập vai.
Ví dụ như cũng là một ông trùm, nhưng xuất phát điểm của ông ấy là tên đầu đường xó chợ hay là trưởng bãi vàng trong phim "Hồ sơ cá sấu" khác hẳn với ông trùm trong vai diễn lần này. Khi nắm rõ lý lịch nhân vật thì cách diễn cũng sẽ khác. Cách ăn, uống, đi đứng, cách nói, xã giao với mọi người cũng khác. Tất cả những điểm đó tôi phải tìm ra. Thậm chí, tôi còn phải tưởng tượng ra ông này con nhà ai? Hồi bé ông được dạy dỗ như thế nào? Lý do vì sao mà cách ứng xử của ông ấy khác thường?…
Hóa thân vào nhân vật đặc biệt là những nhân vật phản diện thường sẽ đối mặt với "án tử", cảm xúc của anh như thế nào trước những phân cảnh đó?
- Thật ra, con người ta sợ nhất là cái chết. Nhưng đặc thù của nghề diễn viên những cảnh như vậy cũng bình thường. Bởi lúc đấy tôi không còn là Hoàng Hải mà là nhân vật. Người ta bảo nhập vai ở chỗ đấy. Cái chết là cái chết của nhân vật.
Tuy nhiên, cũng vẫn có những cảnh quay khiến tôi hơi rờn rợn. Đó là khi ra nghĩa trang quay, nơi có rất nhiều mộ. Trên bia đá lại thấy khắc tên và hình ảnh của mình, hương khói nghi ngút trong một buổi chiều tối chạng vạng, hình ảnh đó cũng khiến tôi có cảm giác dựng tóc gáy. Nhưng điều quan trọng đem đến cho khán giả những hình ảnh chân thực và xúc động nhất, có khó thế chứ khó nữa tôi tin là diễn viên nào cũng vượt qua được.
NSƯT Hoàng Hải cho biết, anh có duyên với Hà Nội khi sinh ra và lớn lên ở phố Bà Triệu (Hà Nội), học trường Vân Hồ. Sau đó, nam nghệ sĩ tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện ảnh về làm diễn viên cho Nhà hát Kịch Hà Nội. Khi anh nhận lời đóng phim "Mật lệnh hoa sữa" cũng là một bộ phim về Hà Nội. (Ảnh: H.H)
Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Hải: Ký hợp đồng hôn nhân trước khi cưới
Với lịch trình dày đặc, nhận lời tham gia nhiều dự án phim tại Hà Nội, vậy anh và vợ làm thế nào để luôn tin tưởng, thấu hiểu cho công việc của nhau?
- Rất nhiều lần tôi cũng dẫn vợ đến đoàn phim để vợ xem những phân đoạn mình diễn, để cô ấy hiểu được những vất vả khi đóng phim. Hàng trăm con người quay một ngày và phát lên sóng được khoảng 5-7 phút. Đôi khi là 5 ngày, 1 tuần mới được 1 tập phim. Đó sự vất vả mà bà xã tôi cũng đã thấu hiểu, thông cảm.
Thật ra, tôi có một hợp đồng với vợ từ trước khi cưới. Tôi nói với cô ấy, đây không phải là nghề mà đây là nghiệp, anh không thể bỏ nghiệp được. Trước khi cưới tôi cũng đã mạnh dạn tuyên bố: Anh có thể bỏ vợ, nhưng không thể bỏ nghiệp, em hãy suy nghĩ kỹ và quyết định, đã cưới thì phải chấp nhận. Và bà xã sau khi suy nghĩ chấp nhận cưới, đến nay đã được 28 năm.
Vậy những sau những ngày dài đằng đẵng, khi trở về nhà anh có sự bù đắp thế nào cho sự hy sinh đó của vợ?
- Cách bù đắp là tất cả thời gian không đi làm, tôi dành lấy việc nhà, dành lấy chuyện đón con, đón cháu. Khi mình cảm thấy làm công việc đó hạnh phúc, vui sướng thì công việc trở nên nhẹ tênh. Nhưng nếu mình làm công việc với một tâm lý ép buộc sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, nặng nề.
Làm phim cũng "giàu có" nên cứ xong một phim là mua một chiếc ô tô. Xong một phim tôi tặng vợ một xe "Mẹc" hay Audi, đấy thế thôi chứ cũng không nhiều lắm đâu (cười to).
Nghệ sĩ Ưu tú Hoàng Hải được nhân viên hóa trang vết máu ở tay trước khi vào cảnh quay phim "Mật lệnh hoa sữa". (Ảnh: H.H)
Trong những dự án sắp tới, anh có mong muốn đảm nhận một vai chính diện để tránh bị "gắn mác" phản diện trong mắt khán giả hay không?
- Tôi không quan trọng vai phản diện hay chính diện hoặc vai dài hay vai ngắn. Quan trọng nhất vai đấy phải có đất diễn. Thứ hai, vai diễn đó muốn nói với khán giả điều gì. Mỗi nhân vật sẽ có một đời sống khác nhau, không ai giống ai. Con người ta cũng vậy thôi. Diễn viên chuyên nghiệp họ phải biết nghiên cứu nhân vật để hóa thân sao cho trọn vẹn, đem đến cho khán giả những cảm xúc chân thực, sống động nhất. Tôi muốn ở vai diễn nào thì mình cũng làm tốt nhất có thể, kể cả vai đó là vai phụ.
NSƯT Hoàng Hải kéo xe nghìn lần, cực khổ khi vào vai bốc vác
Nam diễn viên "Cuộc đời vẫn đẹp sao" phải bốc dỡ, kéo xe hàng như cửu vạn thật dẫn đến nhiều lúc bị bong gân.
Trong Cuộc đời vẫn đẹp sao, NSƯT Hoàng Hải vào vai Lưu, cửu vạn ở chợ hoa quả đầu mối Long Biên. Để lên hình chân thật, đạo diễn yêu cầu các diễn viên phải bốc dỡ hàng và kéo xe hàng thật chứ không phải là những chiếc thùng rỗng.
Ở tuổi 55 và đã lên chức ông, NSƯT Hoàng Hải phải hy sinh nhiều cho vai Lưu ở cả ngoại hình lẫn sức khỏe. Anh phải tập kéo những xe hàng nặng khiến mồ hôi chảy ngấm ngược vào trong. Chia sẻ trong chương trình VTV Kết nối mới đây, nam diễn viên kể qua mấy chục tập Cuộc đời vẫn đẹp sao, anh phải kéo xe tới cả nghìn lần, có cảnh phải quay đi quay lại cả chục lần.
NSƯT Hoàng Hải coi Lưu "nát" "Cuộc đời vẫn đẹp sao" là vai diễn đáng nhớ trong sự nghiệp diễn xuất của mình. Anh chia sẻ, tôi có hậu phương thật tuyệt vời.
Nghệ sĩ lần đầu trải lòng quanh những khúc mắc của khán giả về thời lượng phim, tranh cãi diễn xuất của lớp diễn viên trẻ...
Nếu chọn một diễn viên thể hiện ấn tượng trong Cuộc đời vẫn đẹp sao, ắt hẳn nhiều khán giả sẽ không cần nghĩ ngợi mà gọi tên Lưu “nát” do NSƯT Hoàng Hải đảm nhận. Gần 20 năm kể từ sau Đường đời, Hoàng Hải có tiếp tục nhận vai người lao động khắc khổ, mưu sinh ở xóm chợ nghèo có nhiều màu sắc và gần gũi đến như vậy.