Nghe tin mẹ bị tai nạn, tôi vội vã vào viện thì gặp chồng mình

Tôi kinh ngạc tột độ khi thấy chồng đã ở bệnh viện trước mình rồi.

Nghe tin mẹ bị tai nạn, tôi vội vã vào viện thì gặp chồng mình
Tôi mới lấy chồng được một năm nay và đang nuôi con nhỏ 2 tháng tuổi. Chồng tôi là người kĩ tính trong chuyện tiền bạc. Mỗi tháng, anh chỉ đưa tôi 4 triệu để chi tiêu, còn lại đều gửi tiết kiệm hết. Có khi cạn tiền sữa, tôi hỏi còn bị chồng mắng.

Anh luôn nói phải chi tiêu tiết kiệm để còn lo cho tương lai của con và không trở thành gánh nặng của bất cứ ai nếu gia đình xảy ra bất trắc. Vì "thương tiền" nên chồng tôi cũng không nhậu nhẹt, chơi bời gì hết.

Hôm qua, tôi đang cho con ngủ thì nhận tin mẹ bị tai nạn giao thông, đang đưa vào viện cấp cứu. Tôi vội gửi con cho mẹ chồng rồi hối hả vào bệnh viện. Nào ngờ, tôi lại gặp chồng ở đấy trước. Anh đang cầm xấp tiền đợi đóng viện phí phẫu thuật cho mẹ tôi.

Tổng số tiền nộp vào ban đầu là 30 triệu vì mẹ tôi bị khá nặng. Tôi hỏi chồng lấy đâu ra một số tiền lớn như vậy? Anh nói khi chị gái tôi gọi điện báo tin, anh đã đến thẳng ngân hàng để rút 50 triệu về. Anh đóng viện phí, còn 20 triệu thì đưa cho chị em tôi để lo cho mẹ.

Nghe tin me bi tai nan, toi voi va vao vien thi gap chong minh
Ảnh minh họa 
Giây phút đó, tôi đã khóc vì xúc động và hối hận. Bấy lâu nay, tôi cứ nghĩ chồng ham tiền mà bắt vợ con chịu khổ. Thật ra, anh cũng có tiêu xài gì cho bản thân đâu, tất cả đều dành dụm cho gia đình hết. Nhưng việc chăm sóc mẹ cũng có phần của chị gái. Tôi có nên nói chị đưa lại một nửa số tiền đã đóng viện phí không?
(nhithuyen...@gmail.com)

“Công chúa nhỏ” Suri và mẹ bị tai nạn giao thông

“Công chúa nhỏ” Suri và mẹ bị tai nạn giao thông

- Katie Holmes và cô con gái cưng Suri Cruise đã bị chấn động sau khi chiếc xe Mercedes của cô va chạm với một chiếc xe tải trên đường phố New York.

Nữ diễn viên người Mỹ và cô con gái Suri Cruise ngồi sau chiếc xe Mercedes tại thời điểm chiếc xe này va chạm với một chiếc xe tải trên đường New York vào tối 16/7.

Mẹ kế

Nhưng hình như sự “tàn nhẫn” của mẹ, bỏ mặc con đối diện với những sự thật đã mau chóng đưa con ra khỏi vỏ bọc đau thương.

Mẹ kế

Mẹ, có bao giờ mẹ nhớ hình ảnh con ngày đó không mẹ, ngày con gặp mẹ lần đầu tiên cách đây vừa đúng 30 năm. Mà không, con biết chắc là bây giờ mẹ chẳng nhớ gì đâu. Bây giờ mẹ còn không nhớ nổi mẹ là ai thì làm sao mẹ nhớ được con và cả mẹ khi đó.

Nhưng con thì con nhớ rõ lắm. Con nhớ rõ khi đó con là một con bé 7 tuổi, nhỏ xíu, ngơ ngác và đau buồn. Con đã đau buồn như vậy tới 2 năm liền, sau ngày mẹ con mất đi. Mọi người đều bảo con là con bé kỳ lạ, vì trẻ con mau quên lắm, quên rất nhanh cả nỗi đau mất mẹ. Thế mà con thì không quên, con khóc hoài và rơi vào tình trạng mà bây giờ chắc người ta gọi là trầm cảm. Một người lớn bị trầm cảm có lẽ đã khiến mọi người xung quanh phải khó sống thì một đứa bé bị trầm cảm còn khiến người ta mệt mỏi hơn. Chính vì thế, khi ba con có mẹ, điều khiến người lo lắng, sợ hãi rằng sẽ bị mẹ từ chối đó chính là sự có mặt của con. Vì vậy, ngày mẹ gặp con lần đầu tiên được ba chuẩn bị hết sức chu đáo. Ba nói chuyện với con hàng tuần trước đó, đưa con đi mua một chiếc váy mới màu trắng tinh. Ba muốn con xuất hiện trước mắt mẹ thơ ngây, trong sáng, hiền lành.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Mẹ có ấn tượng về con như ba muốn không mẹ? Con không bao giờ biết. Nhưng con không bao giờ quên ấn tượng về mẹ ngày đó, một cô gái tuyệt đẹp, sang trọng, có đôi môi đỏ chót và đôi mắt sắc lẹm. Mẹ quan sát con như quan sát một con khỉ con trong sở thú, với ánh nhìn tò mò, xa lạ. Không chịu được cái nhìn của mẹ, con bước ra bàn học vờ đọc cuốn sách mẹ tặng. Nhưng con vẫn nhìn thấy mẹ nhìn ba một cách hết sức… quyền lực và hỏi: “Con bé lúc nào cũng rầu rĩ như thế hay sao anh? Hay chỉ vì phải gặp em mà nó rầu rĩ thế”. Ba con bối rối nắm tay mẹ đầy vẻ van nài: “Anh nói em rồi, nó lúc nào cũng buồn, nhớ mẹ, hay ngủ mê, giật mình, mớ ầm ĩ. Nó nhớ mẹ. Anh mong rằng em sẽ thay thế hình ảnh mẹ nó”. Mẹ nhìn em và bảo ba: “Em không biết, em không hứa với anh được, em đồng ý làm vợ anh và anh nhớ là anh muốn lấy em làm vợ, chứ không phải kiếm mẹ cho con anh…”.

Ngay sau ngày cưới của ba với mẹ, một lần, khi không có ba ở nhà, mẹ đã gọi con đến và bảo: “Ba con nói con gọi cô bằng mẹ. Con cứ gọi như thế, nhưng cô nói thật với con, cô chưa làm mẹ bao giờ và cũng chẳng biết làm mẹ là như thế nào. Nhưng cô hứa cô sẽ làm bạn của con nếu con cũng làm bạn của cô một cách… trung thực. Con nhớ mẹ con, con cứ nhớ. Nhưng con đừng làm cuộc sống của cô mệt mỏi và u ám. Hãy cười nói tung tăng như mọi đứa trẻ con khác. Cô không muốn nhìn thấy một bóng ma trong nhà. Con có hiểu cô nói gì hay không, mặc kệ. Nhưng cô và con sẽ sòng phẳng với nhau. Cô không ỷ thế người lớn ăn hiếp con thì con cũng đừng mang cái bóng ma ấy ra dọa dẫm hạnh phúc của cô. Như thế thì cô và con mới có thể cùng sống với ba con yên bình. Còn không… cô sẽ đưa con về bên ngoại con. Con biết là ba con sẽ luôn luôn nghe lời cô”. Con không biết tại sao, tất cả những lời đó in sâu vào trí nhớ của con đến mức lạ kỳ. Có lẽ bởi vì nó thoát ra từ một đôi môi đỏ chót đầy quyền lực.

Ba dọn bàn thờ, hình ảnh của mẹ con đưa về bên ngoại. Tất cả là ý của mẹ. Và cũng là ý của mẹ khi mẹ nói ba: “Tấm hình chị ấy trong phòng con bé anh đừng cất đi. Đó là mẹ của nó”. Khi ba nói với mẹ: “Từ bây giờ, em mới là mẹ của nó”. Mẹ nhắc lại: “Nó thua em gái em chỉ 7 tuổi. Nên em sẽ là chị hay là bạn của nó. Mà điều đó không quan trọng, quan trọng là chúng ta sống được với nhau, chứ không phải là cái danh xưng thế nào”. Mẹ đã làm tất cả mọi người sốc với những phát ngôn, tuyên bố như thế của mẹ. Mọi người lo lắng cho con, tuyên đoán này kia về cuộc sống của con. Thế nhưng với con, điều đó lại khiến con hết sức nhẹ nhõm. Con không phải gồng mình lên coi mẹ là mẹ, con không phải gượng ép để ngoan ngoãn, lễ phép với mẹ. Mẹ để con tự do trong góc nhà riêng, trong nỗi buồn riêng, trong cuộc sống riêng của con.

Mẹ là người bản lĩnh, cứng rắn, rạch ròi đến… phát sợ. Mẹ không hề ve vuốt, chiều chuộng con ban đầu, như những người mẹ kế thường làm khi mới bước vào quan hệ mẹ ghẻ con chồng. Mẹ cũng không hà khắc, nghiệt ngã, rình rập con như nhiều mẹ kế trong giai đoạn sau mà con biết từ bạn bè. Mẹ không hề an ủi, không hề động viên, không hề nhỏ nhẹ với con. Mẹ không làm con có cảm giác mình là người đáng tội nghiệp. Mẹ bắt con lớn lên, thậm chí bắt con phải tự bảo vệ mình trước mẹ. Đã có những lúc con cảm thấy ghét mẹ, cực kỳ ghét mẹ. Vì con cần một người mẹ. Nhưng hình như sự “tàn nhẫn” của mẹ, bỏ mặc con đối diện với những sự thật đã mau chóng đưa con ra khỏi vỏ bọc đau thương. Con đã trưởng thành lên nhanh hơn bởi có mẹ thúc đẩy một cách vô tình.

Ở vào tuổi còn khá trẻ, mẹ bị tai nạn và tỉnh lại trong trạng thái sống vô thức. Mẹ lúc nào cũng mơ mơ, tỉnh tỉnh, không nhớ ai, không nhận ra ai, không nhớ cả chính mình. Vậy mà mẹ trong sự vô ý thức của mình nhất định chỉ chịu sự chăm sóc của con, chứ không phải của 2 em con, con của mẹ, cũng không phải của những người thân của mẹ. Nhìn con vất vả, ngược xuôi, vừa chăm sóc gia đình, vừa chăm sóc mẹ, nhiều người chép miệng thương con, nhiều người chép miệng… lo cho mẹ. Một nỗi lo… ngược lại, như ngày người ta lo cho con. Còn con, những khi thay đồ, tắm rửa cho mẹ, con lại thầm nghĩ: phải chăng giữa con và mẹ có một mối nhân duyên kỳ lạ, để chúng ta mắc nợ và trả nợ nhau tới… suốt đời. Và con cám ơn số phận vì điều đó, cám ơn số phận cho con cơ hội để làm những gì mẹ đã làm cho con, cho mẹ những gì mẹ cho con.

Xúc động cảnh mẹ gẫy chân tay vẫn cố cho con bú

Tình yêu của người mẹ đã được thể hiện qua một bức ảnh chụp một bà mẹ trẻ ở Thái Lan vẫn cho con bú, dù bản thân bị thương rất nặng.

Xúc động cảnh mẹ gẫy chân tay vẫn cố cho con bú
Tình yêu của người mẹ đã được thể hiện rất rõ ràng qua một bức ảnh chụp một bà mẹ trẻ ở Thái Lan vẫn cho con bú, dù bản thân bị thương rất nặng, với máu chảy đầm đìa trên gương mặt.

Tin mới