Phương án lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 mà Bộ LĐTB&XH gửi Thủ tướng có 5 ngày nghỉ gồm 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết.
Đối tượng của đề xuất là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và người lao động thuộc khối doanh nghiệp không phải là công chức, viên chức.
Dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, người lao động được nghỉ 9 ngày |
Lịch nghỉ Tết Âm lịch năm nay từ ngày thứ 2 (31/1/2022) đến hết ngày thứ 6 (4/2/2022), tức ngày 29 tháng Chạp năm Tân Sửu đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng năm Nhâm Dần.
5 ngày nghỉ Tết này liền kề với ngày nghỉ cuối tuần của tuần trước và sau đó. Như vậy, người lao động sẽ có 9 ngày nghỉ gồm: 5 ngày nghỉ theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ cuối tuần của 2 tuần trước - sau. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ từ ngày 27 tháng Chạp và có thể về quê ăn Tết.
|
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 |
Lịch nghỉ Tết của học sinh cũng đã được nhiều địa phương công bố. Tại TP.HCM, Sở GD&ĐT cho biết, năm 2022, học sinh tiểu học, THCS, THPT sẽ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày. Cụ thể, các học sinh sẽ nghỉ Tết từ ngày 29/1/2022 (27 tháng Chạp) đến hết ngày 6/2/2022 (mùng 6 tháng Giêng), tổng cộng 9 ngày.
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng áp dụng lịch nghỉ học theo khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022. Học sinh sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hàng năm. Cần Thơ: Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2021-2022, học sinh nghỉ từ ngày 30/1/2022 (ngày 28 tháng Chạp) đến hết ngày 6/2/2022 (mùng 6 tháng Giêng).
Nhiều địa phương khác cũng đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần của học sinh, giáo viên. Một số địa phương cho học sinh nghỉ đến 14 ngày.
Khoản tiền người lao động được nhận trong dịp Tết
Ngoài tiền lương, vào Tết, người lao động có thể được nhận các khoản tiền như thưởng tết, lương tháng thứ 13, tiền thăm hỏi từ quỹ công đoàn (300 nghìn đồng), tiền hỗ trợ, quà của công đoàn địa phương.
Dựa trên kết quả kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà doanh nghiệp chủ động xem xét việc thưởng Tết. Việc có thưởng hay không, thưởng nhiều hay ít cho người lao động sẽ được doanh nghiệp quyết định. Thưởng Tết có thể bằng tiền hoặc hiện vật.
Lương tháng thứ 13 cũng giống như thưởng Tết, không phải khoản bắt buộc theo luật nhưng nếu trước đó có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp buộc phải thực hiện.
Dịp Tết này, theo Kế hoạch 146/KH-TLĐ, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp, đơn vị ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn và cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn sẽ được nhận 300.000 đồng/người. Tiền này trích từ quỹ tài chính công đoàn.
Lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trị Covid-19… cũng sẽ được công đoàn các địa phương dành phần quà, tiền hỗ trợ; tổ chức xe đưa đón hoặc hỗ trợ vé tàu xe đưa người lao động về quê…