Nghi vấn nhà của Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy xây nhà trên đất nông nghiệp?

(VietnamDaily) - Người dân huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa nghi ngờ căn nhà xây dựng trên đất nông nghiệp là của Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy.

Nhà mọc trên đất nông nghiệp
Phía cuối thôn Đồng Lão, xã Cẩm Ngọc (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), giữa là bạt ngàn rừng cây keo lá tràm, bỗng mọc lên một ngôi nhà sừng sững kiên cố. Quanh ngôi nhà đó, chủ nhân trồng thêm cam, bưởi cùng với hệ thống làm vườn tương đối quy củ, tường rào thép gai quây kín.
Người dân trong vùng bảo đó là nhà của Phó Chủ tịch UBND  huyện Cẩm Thủy xây nhà trên đất nông nghiệp?
Từ đầu thôn Đồng Lão, hỏi về khu nhà xây kiên cố mới tinh ấy, người dân ai cũng khẳng định đó là nhà của Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy - Mai Thị Hà.
Nghi van nha cua Pho Chu tich UBND  huyen Cam Thuy xay nha tren dat nong nghiep?
 Ngôi nhà được xây dựng kiên cố trên đất nông nghiệp ở xã Cẩm Ngọc.
Ông Quách Văn Tuân, trưởng thôn Đồng Lão cho biết: “Đó là đất nông nghiệp, thời điểm đấu thầu, huyện bán cho Phó chủ tịch, tuy nhiên không đứng tên.
Tên là tên của dân, tôi cũng không rõ là tên như thế nào, tôi nhớ là có mấy nhà đứng ra làm đơn mua, sau đó sang tên. Chỗ đó người ta chỉ cho trồng cây chứ không được làm nhà làm cửa kiên cố. Công trình này xây đầu năm nay, tổng diện tích cỡ 1ha.
Chị Hà mua khu đất ấy cách đây chừng 2 năm. Khu đất ấy, ngày xưa bà con canh tác làm màu, trồng mía, trồng ngô, nhưng hiệu quả không cao. Về sau, xã cho thầu để trồng các loại cây lâu năm, theo kiểu đất 50 năm”.
Nghi van nha cua Pho Chu tich UBND  huyen Cam Thuy xay nha tren dat nong nghiep?-Hinh-2
 Xung quanh là tường rào thép gai quây kín.
Nghi van nha cua Pho Chu tich UBND  huyen Cam Thuy xay nha tren dat nong nghiep?-Hinh-3
 Lọt thỏm giữa xung quanh là rừng cây keo mọc lên ngôi nhà kiên cố, kiến trúc như biệt thự.
Theo ông Tuân, bà con trong thôn cũng có mấy lần bức xúc phản ánh trong các cuộc họp, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa thấy giải quyết. Mặt khác, trước thôn Đồng Lão cũng có ý kiến xin quy hoạch làm nghĩa địa ngay cạnh khu đất ấy, nhưng được trả lời là khu đất ấy phong thủy không đẹp, lại chuyển nghĩa địa đi chỗ khác.
Khu nhà kiên cố ấy, trưởng thôn bảo rằng có người trông coi hàng ngày, tối tối lại có người đánh xe ô tô về.
Nghi van nha cua Pho Chu tich UBND  huyen Cam Thuy xay nha tren dat nong nghiep?-Hinh-4
 Ông Quách Văn Tuân, trưởng thôn Đồng Lão khẳng định ngôi nhà mọc trên đất nông nghiệp, xây dựng sai phép khiến người dân bức xúc.
Phó Chủ tịch huyện nói gì?
PV có làm việc tại UBND xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Các cán bộ xã cũng xác nhận đất đó là đất nông nghiệp, các hộ dân đăng ký mua và sau đó chuyển nhượng.
Cán bộ xã Cẩm Ngọc cũng xác nhận sự việc, sau khi giao đất cho các hộ dân, làm trích lục xong, thì việc chuyển nhượng diễn ra “hơi bị” nhanh, sang tên luôn. Có nhiều ý kiến thắc mắc, nhưng cũng không có lời giải. Thời điểm đấu thầu, mỗi suất đất như thế có giá trị từ 100-200 triệu đồng (đất 50 năm).
Nghi van nha cua Pho Chu tich UBND  huyen Cam Thuy xay nha tren dat nong nghiep?-Hinh-5
 Ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch UBND xã Cẩm Ngọc.
Trao đổi qua điện thoại, bà Mai Thị Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy phủ nhận thông tin nhà của Phó chủ tịch xây trên đất nông nghiệp.
Bà Hà bảo "mình không phải là chủ nhân của ngôi nhà kiên cố đấy. Người ta thấy chị đi vào đấy nên người ta nói chị là chủ, còn ai là chủ nhân ở đấy chị không biết, em cứ hỏi Phòng Tài nguyên Môi trường, xem hồ sơ đất đấy là của ai”.
Theo quy định Luật đất đai năm 2013, xây nhà kiên cố trên đất nông nghiệp khi chưa chuyển mục đích sử dụng đất, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Thế nhưng, một ngôi nhà xây khang trang, kiên cố trên đất nông nghiệp tại huyện Cẩm Thủy lại tồn tại bấy lâu nay nhưng không bị cưỡng chế, xử lý. Dư luận Cẩm Thủy đặt câu hỏi: Chủ nhân ngôi nhà là ai mà lại quyền lực đến vậy? khiến chính quyền địa phương phải bó tay, không thể xử lý vi phạm?
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.

BĐS TP.HCM ra sao khi chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp?

Việc TP.HCM chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để khai thác nguồn lực từ đất đai là cần thiết, đồng thời tạo ra điều kiện phát triển mạnh nền kinh tế và thị trường bất động sản của thành phố trong thời gian tới.

Tuy nhiên thành phố vẫn cần giữ lại quỹ đất nông nghiệp ở mức cần thiết để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại.

Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Quốc

(Kiến Thức) - Tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc diễn ra phức tạp, nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời…

Ngày 9/4, Văn phòng Chính phủ có công văn số 3257 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình vừa chỉ đạo thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp huyện Phú Quốc.
Theo công văn trên, trong thời gian vừa qua, tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang diễn ra phức tạp (chuyển nhượng, san lấp, phân lô, xây dựng hạ tầng và nhà ở trên đất nông nghiệp), nguy cơ phá vỡ quy hoạch nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.