Nghi vấn trực thăng Mi-24 Nga bị "bắn nhầm" bằng tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ
Giới phân tích vừa đưa ra một giả thuyết rất đáng chú ý về việc thực chất ai là người phải chịu trách nhiệm vụ trực thăng tấn công Mi-24 của Nga bị bắn rơi.
Theo Bạch Dương/ANTĐ
Xem toàn bộ ảnh
Đã hai ngày đã trôi qua kể từ vụ tấn công nhằm vào trực thăng vũ trang của Nga. Cần nhắc lại rằng chiếc Mi-24 đã bị bắn rơi khi đang ở trong không phận Armenia - gần khu dân cư Yeraskh, cách biên giới Cộng hòa tự trị Nakhichevan - một phần của Azerbaijan khoảng 1 - 2 km.
Cuộc tấn công nhằm vào chiếc trực thăng vũ trang thông qua một hệ thống tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), địa điểm xảy ra cách khu vực tác chiến ở Nagorno-Karabakh khoảng 200 km.
Cho đến nay nhà chức trách Azerbaijan đã đưa ra lời xin lỗi chính thức, nhưng họ lặp lại hàng chục lần rằng chiếc trực thăng "chỉ cách biên giới Azerbaijan 2 km".
Ngoài ra Baku vẫn chưa cung cấp bất kỳ dữ liệu cụ thể nào về việc ai đã tung đòn tấn công chính xác bằng cách sử dụng hệ thống tên lửa phòng không di động. Xin nhắc lại rằng Bộ Quốc phòng Azerbaijan tuyên bố rằng đây chỉ là "do tai nạn".
Trong khi đó, một phân tích về chính nơi chiếc trực thăng Nga bị mất và nơi các quân nhân Nga thiệt mạng cho thấy khả năng tấn công hoặc nhận dữ liệu tình báo từ Thổ Nhĩ Kỳ là điều đáng xem xét.
Thực tế là từ con đường ở khu vực Yeraskh, nơi chiếc trực thăng Mi-24 của Nga đã bay tới điểm gần nhất của biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ là chưa đầy 4 km. Đây là tỉnh Ygdir, khu vực mà Ankara đã triển khai một lực lượng quân sự lớn.
Những thông số địa lý trên cho phép giới phân tích đưa ra giả thuyết rằng trong khi theo dõi tình hình tại ngã ba giữa 3 quốc gia, khi thấy một máy bay trực thăng Nga đang hướng đến khu vực này, cuộc tấn công rất có thể đã được thực hiện từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Ví dụ, đặc điểm của FIM-92 Stinger MANPADS (thậm chí không phải là những cải tiến hiện đại nhất của nó) đều có khả năng tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên đến 5 - 8 km, với độ cao tiêu diệt tối đa lên tới 3,5 km.
Các thông số bay của Mi-24 khá phù hợp, tỏ ra là đối tượng ưa thích của vũ khí trên, nhất là khi các sửa đổi hiện đại của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai này sở hữu nhiều đặc điểm ấn tượng hơn.
Trong tình huống đó có thể nói như sau: "Nếu người ta tự hỏi liệu chiếc trực thăng Mi-24 của Nga có thể bị bắn rơi không phải từ lãnh thổ Azerbaijan mà là từ vùng đất của nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ thì câu trả lời là có".
"Ít nhất về mặt lý thuyết, có một xác suất như vậy, dựa trên các thông số bay của trực thăng vũ trang Mi-24 và những đặc tính của tên lửa vác vai FIM-92 Stinger", một chuyên gia quân sự Nga nhận xét.
Nếu đúng là như vậy thì tình hình ở Baku không hề đơn giản chút nào và có lẽ Nga cũng đã nắm trong tay đầy đủ bằng chứng cho phép họ xác định rõ ai là đối tượng phải chịu trách nhiệm.
Điều này có tính đến thực tế là Nga đã có sẵn các mảnh vỡ của chính tên lửa mà Mi-24 bị bắn trúng, và quá trình công bố thủ phạm cụ thể của vụ tấn công càng bị trì hoãn thì càng có nhiều câu hỏi được đặt ra cho chính quyền Azerbaijan.
Nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện ý kiến cho rằng kể cả có xác định phía Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu tránh nhiệm thì Nga cũng sẽ không công bố nhằm giữ gìn quan hệ ngoại giao, đặc biệt khi Moskva và Ankara còn phải phối hợp với nhau trên bàn cờ địa chính trị khu vực.