Ngộ độc pate Minh Chay: Trách nhiệm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội?

(Kiến Thức) - Vụ ngộ độc pate Minh Chay dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội khi đơn vị này cấp giấy phép cho Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới, sản phẩm Pate Minh Chay cũng do Công ty này công bố sản phẩm.

Liên quan vụ ngộ độc pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới, tại buổi họp báo Chính phủ chiều 4/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới (Đông Anh, Hà Nội) do Chi cục Nông, lâm, thuỷ sản của Hà Nội do Sở NN&PTNT cấp giấy phép, sản phẩm Pate Minh Chay cũng do Công ty này công bố sản phẩm.
Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) thẩm định ATTP xếp loại B, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP số 01/2020/NNPTNT-HAN ngày 3/1/2020. Đáng chú ý, ngày 25/5/2020, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội đã lấy mẫu 2 sản phẩm pate Minh Chay và ruốc nấm cháy tỏi của công ty để kiểm tra. Kết quả, cả 2 mẫu đều bảo đảm ATTP đối với các chỉ tiêu phân tích.
Ngo doc pate Minh Chay: Trach nhiem Chi cuc Quan ly chat luong nong lam san va thuy san Ha Noi?
Sản phẩm pate Minh Chay. 
Tuy nhiên, mới đây khi kiểm tra Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội phát hiện hàng loạt sai phạm tại doanh nghiệp này như công ty chưa xuất trình được đầy đủ hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất; chưa cung cấp được số lượng nguyên liệu nhập kho để sản xuất các loại sản phẩm; số lượng toàn bộ sản phẩm đã sản xuất; số lượng toàn bộ sản phẩm đã cung cấp ra thị trường; cũng như các hồ sơ theo dõi sản xuất trong thời gian từ 1/7 đến 28/8/2020…
Dư luận đặt câu hỏi, trách nhiệm của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội trong vụ ngộ độc pate Minh Chay?
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, quản lý an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của nhiều cơ quan trong đó trách nhiệm quản lý chung về Bộ y tế. Do đó, cơ quan chức năng sẽ làm rõ quy trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, bảo quản, mua bán loại sản phẩm này được thực hiện như thế nào cũng như việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, bảo quản, vận chuyển, mua bán được thực hiện ra sao?. Trong trường hợp có vi phạm về quản lý thì cũng cần truy trách nhiệm của cơ quan chức năng.
Theo quy định của pháp luật, liên quan đến trách nhiệm của các cơ quản lý trong việc phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm thì hiện nay theo quy định của Luật an toàn thực phẩm thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.
Tại địa phương thì Sở y tế, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và Sở công thương là những cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm.
Như vậy, Cơ quan chức năng sẽ làm rõ các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải được giao nhiệm vụ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn có thực hiện hết trách nhiệm của mình hay không, cơ sở này có đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không?
Trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán có việc kiểm tra, giám sát, quản lý của cơ quan chức năng hay không, có phát hiện ra sai phạm hay không? Khi phát hiện hành vi sai phạm, các cơ quan này phải cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các cơ sở kinh doanh vi phạm thì mới giảm thiểu tối đa được hậu quả có thể gây ra đối sức khỏe người tiêu dùng.
Nếu kết quả điều tra, xác minh cho thấy có sự chậm trễ của các cơ quan có thẩm quyền trong việc phát hiện, ngăn chặn các sản phẩm độc hại dẫn đến gia tăng số ca ngộ độc thì đối với trường hợp này cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có trách nhiệm quản lý, của cá nhân có liên quan xem họ đã làm đúng trình tự, thủ tục luật định chưa, có dấu hiệu bao che cho hành vi sai phạm không,… thì mới có căn cứ xử lý theo quy định.
Luật sư Cường cho rằng, cần lưu ý là trách nhiệm quản lý chung với trách nhiệm cụ thể. Trong vụ việc cụ thể này, cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ trách nhiệm của cơ quan y tế địa phương, trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, của ủy ban nhân dân và các cơ quan tổ chức có liên quan khác trong việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra, đánh giá về chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
“Nếu tổ chức, cán bộ có liên quan trực tiếp nào mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ gây hậu quả là những thực phẩm không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm lọt ra thị trường gây ngộ độc thực phẩm thì những người này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà phải bị kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc có thể còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ xác minh làm rõ và có kết luận, có hình thức xử lý phù hợp với quy định pháp luật” – luật sư Đặng Văn Cường nêu ý kiến.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 4/9, nói về vụ ngộ độc Pate Minh Chay, Thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, sau khi sự việc xảy ra Bộ Công an đã giao cho Công an TP. Hà Nội chủ trì xử lý vụ việc và tập hợp báo cáo.
Trong đó yêu cầu Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội trực tiếp chỉ đạo. Phòng Cảnh sát kinh tế phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát toàn bộ công việc, có đủ căn cứ khởi tố vụ việc để điều tra. Tập trung xác minh làm rõ các vi phạm nếu có về quy định đầu vào nguyên liệu, bảo quản, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng… Phối hợp với bộ phận An toàn thực phẩm của Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiếp tục làm rõ và có kết luận chính thức nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và vi phạm của đơn vị kinh doanh này.

>>> Mời độc giả xem thêm video Bệnh nhân thứ 10 cấp cứu do ngộ độc pate Minh Chay

Nguồn: VTC Now

Ngộ độc pate Minh Chay: Bao nhiêu người mua sản phẩm?

(Kiến Thức) - Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp nhận bệnh nhân thứ 6 bị ngộ độc botulinum sau khi ăn pate Minh Chay. Tuy nhiên, số bệnh nhân dự báo còn tăng thêm do sản phẩm này đã bán ra thị trường cho hơn 1.000 khách hàng.

Sau khi số bệnh nhân bị ngộ độc pate Minh Chay vẫn đang tăng từng ngày, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm, Sở Y tế TP HCM đã tiến hành rà soát và cho biết, đã tìm được 1.290 khách mua online 1.559 sản phẩm pate Minh Chay trong tháng 7 và 8.

Ráo riết thu hồi sản phẩm pate Minh Chay

Hiện tại, đã có gần 20 người sử dụng pate Minh Chay xuất hiện triệu chứng, phải đến khám tại các bệnh viện. Đã có ít nhất 10 người diễn tiến sức khỏe nặng, thậm chí có người bị liệt toàn thân.

Liên quan đến việc pate Minh Chay của Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới chứa độc tố cực mạnh khiến chín người nhập viện, ngày 31-8, công ty này tiếp tục gửi thông báo mới tới khách hàng.
Theo đó, Minh Chay xác nhận thông tin cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế là chính xác. Công ty đang tiếp nhận các thông tin phản ánh để kịp thời đưa ra cảnh báo, đồng thời hỗ trợ khách hàng. Công ty cũng cho biết đang thực hiện thu hồi sản phẩm trên phạm vi toàn quốc.

Pate Minh Chay gây ngộ độc: Cty Hai thành viên Lối sống mới nói gì?

(Kiến Thức) - Liên quan đến sự cố ngộ độc thực phẩm, đại diện nhãn hàng pate Minh Chay đã chính thức gửi lời xin lỗi chân thành tới người tiêu dùng và khách hàng.

Những ngày qua, thông tin nhiều trường hợp ngộ độc được đưa vào các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP.HCM cấp cứu, điều trị sau khi ăn pate Minh Chay khiến dư luận thực sự hoang mang.

Tin mới