Ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an

Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Số người ngộ độc cũng tăng hơn 2 lần.

Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị. Theo thống kê của Bộ Y tế, 9 tháng năm 2024, cả nước đã xảy ra 111 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 2 vụ so với 9 tháng năm 2023. Tuy nhiên, số người ngộ độc tăng hơn 2 lần, số vụ có người mắc trên 30 người tăng.

Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc qua xét nghiệm có vụ do vi sinh vật salmonella trong thịt nguội, các món gà, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa hay vi sinh vật Bacillus cereus trong canh chua thịt giá đỗ, vi sinh vật Staphylococus aureus trong mì Quảng,…

Ngo doc thuc pham gay noi bat an
Ảnh minh hoạ/internet 

Từ các vụ ngộ độc cho thấy, việc thực hiện các quy định về  an toàn thực phẩm (ATTP) của một bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ thường xuyên. Có cơ sở không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, không xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ. Có cơ sở không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu theo quy định, không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm.

Điều đáng lo ngại là hàng ngày, hàng giờ, đâu đó xảy ra những vụ việc ngộ độc thực phẩm gây nỗi bất an. Thực phẩm có thể bị nhiễm bẩn ở bất kỳ thời điểm nào trước khi ăn.

Theo Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong, bảo đảm ATTP là bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Trong đó, người tiêu dùng nên chọn lựa thực phẩm đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc, còn hạn sử dụng.

Các gia đình cần bảo quản thực phẩm đúng cách, từ thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, hâm, ướp lạnh).

Đặc biệt, ông Đặng Thanh Phong lưu ý, người dân giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống; vệ sinh tay trước khi chế biến thực phẩm và trước khi ăn uống; vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nấu nướng và ăn uống. Khi nấu nướng chế biến thức ăn, người dân cần dùng riêng các dụng cụ.

Bên cạnh đó, các gia đình cần sơ chế, chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, đúng cách; sử dụng nguồn nước sạch; “ăn chín, uống sôi”, ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. Các gia đình nên thận trọng khi ăn uống ở hàng quán bên ngoài; lựa chọn hàng quán có uy tín, thương hiệu.

  >>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc:
 

Sai lầm trong chế biến thực phẩm tăng nguy cơ ngộ độc

Thực tế nhiều người đang mắc sai lầm trong xử lý và chuẩn bị thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm thường do vi khuẩn từ thức ăn được bảo quản, chuẩn bị, xử lý hoặc nấu không đúng cách gây ra. Các loại vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm thường là Salmonella, Campylobacter, Closridium (C. Perfringens, C. Botulium), Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Vibrio, Listeria monocytogenes...

Những vụ ngộ độc thực phẩm tập thể ở trường học gây xôn xao

Mới đây, nhiều học sinh ở Kiên Giang nhập viện nghi bị ngộ độc sau bữa ăn tại trường. Vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Kiên Giang: 25 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại trường
Vụ việc 25 em học sinh trường THCS - THPT Kiên Hải (huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) nhập viện do nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại trường khiến dư luận xôn xao.

Tin mới