Ngoài TPCN Ginkgo 600, Công ty Việt Pháp dính nhiều phốt thu hồi sản phẩm

(Kiến Thức) - Trước khi bị thu thu hồi TPCN Ginkgo 600, Công ty Dược phẩm Việt Pháp từng bị Cục An toàn thực phẩm xử lý vi phạm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogannic Actiso Forte và các sản phẩm giả nhãn hiệu Pediasure.

Ngoài TPCN Ginkgo 600, Công ty Việt Pháp dính nhiều phốt thu hồi sản phẩm
Ngày 25/3, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu dừng lưu thông hàng hóa đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginkgo 600 (lô SX 040517040520) của Công ty Cổ phần Dược phẩm liên doanh Việt Pháp. Trụ sở chính theo đăng ký kinh doanh tại số 69C1 - khu đô thị Đại Kim, Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).
Theo Quyết định do Phó Cục trưởng Cục ATTP Đỗ Hữu Tuấn ký, lý do dừng lưu thông sản phẩm Ginkgo 600 vì mẫu sản phẩm này (lấy mẫu tại 78 D5 khu đô thị Đại Kim, sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA ở khu công nghiệp Thanh Oai - Hà Nội) có kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng.
Theo đó, thực phẩm chức năng Ginkgo 600 do Công ty Cổ phần Dược phẩm liên doanh Việt Pháp phân phối, được quảng cáo có tác dụng như thuốc làm tan cục máu đông và điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não. 
Ngoai TPCN Ginkgo 600, Cong ty Viet Phap dinh nhieu phot thu hoi san pham
 Thực phẩm chức năng được quảng cáo làm tan cục máu đông và điều trị di chứng sau tai biến mạch máo não.
Công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp chính là tên mới của Công ty Cổ phần Dược phẩm Merck USA (địa chỉ trụ sở cũ tại: số 76D5, cùng ở KĐT Đại Kim, phường Định Công). Trước đó, đơn vị này từng nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt vì dán nhãn sai quy định, sản xuất hàng loạt lô hàng thực phẩm chức năng không đạt chất lượng.
6.000 sản phẩm TPCN dán nhãn Pediasure bị thu ở Hapulico
Ngày 23/1/2018, Đội quản thị trường số 6 (Hà Nội) đã bắt giữ một lô hàng 6.000 sản phẩm Pedia Sure Kid bị làm giả tại chợ dược phẩm Hapulico trên đường Nguyễn Huy Tưởng, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 
Ngoai TPCN Ginkgo 600, Cong ty Viet Phap dinh nhieu phot thu hoi san pham-Hinh-2
Sản phẩm Pedia Sure Kid bị làm giả hết sức tinh vi nên khó phát hiện. Ảnh Tạp chí Ngày nay. 
6.000 sản phẩm bị thu giữ là thực phẩm chức năng gồm sản phẩm Pediasure calcium nano – được cấp công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm ngày 15/9/2015 bởi Cục An toàn thực phẩm; sản phẩm Pediasure mát gan giải độc – theo Giấy xác nhận số 23112/2015/ATTP-XNCB và sản phẩm Pediasure ăn ngon ngủ tốt – theo giấy xác nhận số 23518/2015/ATTP-XNCB, nhưng được dán nhãn là Pediasure.

Trên bao bì các sản phẩm có thể hiện được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế USA (địa chỉ: KCN Thanh Oai, huyện Thanh Oai, Hà Nội); thương nhân chịu trách nhiệm sản phẩm là Công ty Cổ phần Dược phẩm MERCK USA (địa chỉ trụ sở: số 76, D5, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), nay là Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp, có địa chỉ trụ sở chính tại: số 69C1, KĐT Đại Kim, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ các quầy hàng của các công ty đều không xuất trình được hóa đơn. Đội Quản lý thị trường số 6 đã lập biên bản đối với hành vi kinh doanh sản phẩm xâm phạm bản quyền. Còn Công ty Cổ phần Dược phẩm liên danh Việt Pháp bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi gia công, chế biến hàng hóa vi phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Đáng chú ý,  tháng 6/2017, Cục An toàn thực phẩm đã có thông báo về việc tạm dừng việc lưu thông 07 lô sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa và 3 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do kết quả kiểm nghiệm không đạt chất lượng của Công ty cổ phần dược phẩm quốc tế USA sản xuất. Trong số đó có tới 3 lô hàng do Công ty Cổ phần Dược phẩm MERCK USA là thương nhân chịu trách nhiệm công bố.

Cụ thể, trong 07 lô sản phẩm có vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa có 1 lô Pediasure mát gan giải độc và 1 lô Pediasure ăn ngon ngủ tốt (Pediasure mát gan giải độc; Số lô: 010416, ngày sản xuất 15/04/2016, hạn sử dụng 15/04/2019 và Pediasure ăn ngon ngủ tốt; Số lô: 010117, ngày sản xuất 11/01/2017, hạn sử dụng 11/01/2020). Trong 3 lô không đạt chất lượng có 1 lô Pediasure  ăn ngon ngủ tốt (Lô SX:010117, NSX: 11/01/2017, HSD: 11/09/2020).
Như vậy, mặc dù từng bị Cục An toàn thực phẩm yêu cầu thu hồi do vi phạm ghi nhãn hàng hóa cũng như sản phẩm không đạt chất lượng từ tháng 6/2017, nhưng các sản phẩm Pediasure mát gan giải độc, Pediasure ăn ngon ngủ tốt vi phạm... vẫn tiếp tục được bày bán trên thị trường.
Trao đổi với Báo ANTĐ, ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 6, Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, sau 5 ngày phát hiện vụ việc, đại diện công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp là đại diện sản xuất số hàng này vẫn chưa đến trụ sở đội để giải quyết vụ việc.
Theo ông Hoàng Đại Nghĩa: “Việc thu giữ hơn 6.000 sản phẩm giả Pediasure chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Công ty này đã từng vi phạm làm giả các sản phẩm của thương hiệu lớn, nhiều lần đổi tên đăng ký kinh doanh công ty. Số lượng hàng hóa còn trôi nổi ở thị trường sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng”.
Thu hồi 03 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogan Actiso Forte 
Trước đó, ngày 29/9/2017, Cục An toàn thực phẩm ban hành Quyết định số 743/QĐ-ATTP, thu hồi 03 lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogan Actiso Forte - Giấy xác nhận công bố số 19330/2015/ATTP-XNCB (Lô sản xuất 020417, NSX:040617, HSD: 060420; Lô sản xuất 01/06/2016; Lô sản xuất: 010516, NSX: 260516, HSD: 280519) của Công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp vì lý do vi phạm về ghi nhãn.
Ngoai TPCN Ginkgo 600, Cong ty Viet Phap dinh nhieu phot thu hoi san pham-Hinh-3
Một sản phẩm khác của công ty CP Dược phẩm liên doanh Việt Pháp từng bị thu hồi. 

Cùng với quyết định thu hồi, Cục An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần dược phẩm liên doanh Việt Pháp 32 triệu đồng vì vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa đối với 03 lô sản phẩm trên; Không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bogan actiso forte định kỳ theo quy định.

Thuốc viêm mũi dị ứng Ađited của MTV 120 ARMEPHACO bị cấm cửa ở VN

(Kiến Thức) - Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra quyết định rút số đăng ký, đình chỉ thu hồi thuốc Ađited của công ty MTV 120 ARMEPHACO ở Việt Nam.

Thuốc viêm mũi dị ứng Ađited của MTV 120 ARMEPHACO bị cấm cửa ở VN
Theo TS Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, Cục vừa ký quyết định thông báo đình chỉ thu hồi thuốc Ađited của công ty MTV 120 ARMEPHACO. Đồng thời rút số đăng ký lưu hành thuốc này ra khỏi danh mục các thuốc đã được cấp số đăng ký tại Việt Nam.
Thuoc viem mui di ung Adited cua MTV 120 ARMEPHACO bi cam cua o VN
 Hình ảnh minh họa

Thu hồi thuốc Ceferaxim 125 kém chất lượng của Dược phẩm Đại Nam

(Kiến Thức) - Dược phẩm Đại Nam nhập thuốc kém chất lượng vừa bị Cục Quản lý Dược chỉ đạo thu hồi toàn bộ lô thuốc này trên toàn quốc.

Thu hồi thuốc Ceferaxim 125 kém chất lượng của Dược phẩm Đại Nam

Theo công văn số 12599/QLD-CL, Cục Quản lý Dược thông báo đình chỉ lưu hành thuốc bột hòa tan Ceferaxim 125 (Cefuroxime 125mg), số lô: 173316001, HD: 05/01/2018, SĐK: VN-11733-11 do Công ty Vintanova Pharma Pvt Ltd (India) sản xuất, Công ty CP Dược Đại Nam nhập khẩu do Cục phát hiện mẫu kiểm tra không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu hòa tan.

Liên quan đến vụ việc Dược phẩm Đại Nam nhập thuốc kém chất lượng, Cục cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Dược Đại Nam phối hợp với nhà phân phối và nhà thuốc trong thời gian 5 ngày phải gửi thông báo về việc thu hồi tới các cơ sản bán buôn, bán lẻ và thu hồi toàn bộ lô thuốc Ceferaxim 125 kém chất lượng.

Dược phẩm Sohaco tiếp tục bị thu hồi thuốc kém chất lượng

(Kiến Thức) - Sau hàng loạt thuốc nhập kém chất lượng bị thu hồi, mới đây, Dược phẩm Sohaco lại tiếp tục bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) quyết định đình chỉ lưu hành một loại kháng sinh nhập khẩu.

Dược phẩm Sohaco tiếp tục bị thu hồi thuốc kém chất lượng
Theo đó, Cục Quản lý Dược cũng đình chỉ lưu hành và yêu cầu nhà nhập khẩu thu hồi thuốc viên nén Ciprofloxacin tablets USP 500mg, số lô: FCF602B, ngày sản xuất: 3/1/2016, hạn dùng:2/1/2019, số đăng ký: VN-15526-12. Thuốc do Công ty Macleods Pharmaceuticals Ltd., India sản xuất; Công ty cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco nhập khẩu do không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.
Dược phẩm Sohaco từng nhiều lần bị Cục Quản lý Dược phạt nặng vì nhập khẩu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh chụp màn hình website công ty Dược phẩm Sohaco.
 Dược phẩm Sohaco từng nhiều lần bị Cục Quản lý Dược phạt nặng vì nhập khẩu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh chụp màn hình website công ty Dược phẩm Sohaco.

Tin mới