Ngoại trưởng Đức cảnh báo về nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nhận định nước Đức đang ở trong một cuộc "Chiến tranh Lạnh 2.0". 

Ngoại trưởng Đức cảnh báo về nguy cơ Chiến tranh Lạnh mới
Hãng tin Reuters ngày 26/8 đưa tin, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cảnh báo chính sách tăng chi tiêu quân sự của Chính phủ nước này là một sai lầm nghiêm trọng và khiến Đức đứng ở tuyến đầu trong cuộc "Chiến tranh Lạnh mới".
Trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Bild phát hành ngày 27/8, Ngoại trưởng Gabriel nhận định nước Đức đang ở trong một cuộc "Chiến tranh Lạnh 2.0" với một "giai đoạn mới" của quá trình trang bị vũ khí hạt nhân ở cả phương Đông và phương Tây.
Ngoai truong Duc canh bao ve nguy co Chien tranh Lanh moi
Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel.
Ngoại trưởng Đức Gabriel cho rằng việc Chính phủ Đức cam kết tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tương đương khoảng 70 tỷ euro mỗi năm là một sai lầm nghiêm trọng. Ông Gabriel là thành viên của đảng Dân chủ Xã hội (SPD).
Phát biểu này được cho là nhằm vào Thủ tướng Angela Merkel của đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trong bối cảnh các chính đảng đang vận động cho cuộc bầu cử Quốc hội liên bang sẽ diễn ra vào ngày 24/9 tới.
Theo kết quả thăm dò mới nhất do Viện Forsa thực hiện cho tạp chí Stern (Ngôi sao) và kênh truyền hình RTL, liên minh Dân chủ/ Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Merkel nhận được 39% sự ủng hộ của các cử tri, giảm 1% so với kết quả thăm dò trước đó.
Tuy nhiên, CDU/CSU vẫn đang bỏ xa SPD của ứng viên Martin Schulz khi đảng này chỉ nhận được 23% tỷ lệ ủng hộ.

“Châu Âu bên bờ Chiến tranh Lạnh mới”

(Kiến Thức) - Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã cảnh báo rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể đẩy thế giới vào cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

“Châu Âu bên bờ Chiến tranh Lạnh mới”
Theo đó, vào ngày 8/11, nhân dịp tham dự sự kiện 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ ở thủ đô nước Đức, ông Gorbachev đã đổ lỗi cho phương Tây (đặc biệt là Mỹ) đã không thực hiện đúng như các cam kết của họ sau năm 1989.
“Thế giới của chúng ta đang bờ vực của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Một vài người lại nói rằng, cuộc chiến này vừa mới bắt đầu”, ông Gorbachev – nhân vật quan trọng và có nhiều đóng góp trong sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9/11/1989.

Chiến tranh Việt Nam qua ống kính phóng viên AP

(Kiến Thức) - Nhân kỉ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hãng AP tổ chức buổi triển lãm trưng bày các bức tranh về Chiến tranh Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam qua ống kính phóng viên AP
Máy bay trực thăng Mỹ nã súng máy vào một khu vực mà chúng cho là nơi quân giải phóng ẩn náu. Ảnh chụp ở phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia tháng 3/1965.
 Máy bay trực thăng Mỹ nã súng máy vào một khu vực mà chúng cho là nơi quân giải phóng ẩn náu. Ảnh chụp ở phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia tháng 3/1965.

Cuộc đối đầu giữa KGB và CIA thời Chiến tranh Lạnh (1)

Với gần 40 năm tồn tại và hoạt động, KGB đã đạt được nhiều kỳ tích hiển hách, triệt phá nhiều âm mưu của phá hoại Liên Xô và hệ thống XHCN. 

Cuộc đối đầu giữa KGB và CIA thời Chiến tranh Lạnh (1)
Ngày 13/3/1954, Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô đã ra Nghị định thành lập Ủy ban An ninh quốc gia (tên viết tắt là KGB) để thay thế Bộ An ninh quốc gia. Các nhiệm vụ chính của KGB là tình báo hải ngoại, phản gián, hoạt động bảo vệ các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng và chính phủ, bảo vệ biên giới quốc gia, cũng như cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa dân tộc, bất đồng chính kiến, tội phạm và các hoạt động chống Liên Xô. KGB tồn tại cho đến năm 1991 và đã đạt được nhiều kỳ tích hiển hách.

Tin mới