Ngoại trưởng Mỹ đến Iraq

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry có chuyến thăm Baghdad trong bối cảnh tình hình căng thẳng leo thang ở Iraq.

Ngoại trưởng Mỹ đến Iraq
Theo kênh truyền hình Al-Arabiya, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đã đáp chuyến bay đến Baghdad vào ngày 23/6. Trong chuyến đi, ông Kerry sẽ có những cuộc gặp với thủ tướng Iraq – Nouri al-Maliki và các nhà lãnh đạo.
Trước đó, ngày 22/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới thủ đô Cairo của Ai Cập và hội kiến tân Tổng thống nước này Abdel-Fattah el-Sisi. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ đến Ai Cập kể từ khi ông Sisi nhậm chức.
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry, Ngoại trưởng Kerry đánh giá cao cuộc đối thoại toàn diện với Tổng thống el-Sisi, trong đó hai bên đã thảo luận về quan hệ song phương, quan hệ đối tác chiến lược, tình hình khu vực với các cuộc xung đột tại Iraq, Syria và Libya.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp báo với người đồng cấp Ai Cập.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc họp báo với người đồng cấp Ai Cập.
Trong ngày 22/6, các chiến binh của lực lương Nhà nuớc Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) đã chiếm đóng thị trấn al-Waleed sát biên giới với nước láng giềng Syria. Theo hãng thông tấn SkyNews, quân đội ISIL đã nắm quyền kiểm soát 1 trạm kiểm soát biên phòng ở al-Waleed.
Cũng trong ngày 22/6, phiến quân cực đoan đã chiếm được 3 thị trấn: Ar Rutbah, Anah và Rawa thuộc tỉnh Anbar. Quân đội Iraq đã phải rút lui trước khi phiến quân nổi dậy tiến đến. Người phát ngôn của quân đội Iraq, ông Qasim Alta nói việc rút lui là có chiến thuật và điều đó đã nằm trong tính toán của chính phủ Iraq
Trước đó, phiến quân ISIL cũng chiếm đươc thị trấn quan trọng al-Qaim thuộc tỉnh Anba nằm sát biên giới với Syria ngày 21/6.
Một số tờ báo cũng đưa tin quân nổi dậy ISIL đã chiếm đóng được thị trấn Trebiel nằm gần biên giới Irag và Jordan.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết Mỹ sẽ gửi cố vấn quân sự đến Iraq nhằm trợ giúp chính phủ nước này đối phó với quân nổi dậy ISIL.

Vì sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Vì nhiều nhân tố chiến lược và chính trị, Moscow không thể ủng hộ các tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. 

Vì sao Nga không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông?
Vì sao Nga không thể công khai “về phe” Trung Quốc?
Sau hàng loạt các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là hành động đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã bị nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật lên tiếng chỉ trích. Tuy nhiên, Nga, “đối tác chiến lược” của Trung Quốc, vẫn chưa bày tỏ lập trường gì về vấn đề Biển Đông. 

Những nhận xét khó đỡ về ông Tập Cận Bình

(Kiến Thức) - ASEAN tin rằng ông Tập Cận Bình đặt lợi ích của Trung Quốc, gồm cả vấn đề chủ quyền, lên cao hơn mọi tính toán.

Những nhận xét khó đỡ về ông Tập Cận Bình
Theo báo cáo của CSIS, các lãnh đạo ASEAN nói chung có những nhận định sau về chính sách ngoại giao dưới thời Tập Cận Bình:
Ông Tập là chủ soái: ASEAN cho rằng Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực nhanh và hiệu quả hơn mọi lãnh đạo khác từ thời Đặng Tiểu Bình.

Dương Khiết Trì lại phát ngôn “ngây thơ cụ”... cướp “đất” Biển Đông

(Kiến Thức) - Ông Dương Khiết Trì lại vừa tuyên bố "Trung Quốc không nuốt quả đắng phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển”. Đây phải chăng là kiểu "ngây thơ cụ"... để ăn cướp đất của nhà hàng xóm?

Dương Khiết Trì lại phát ngôn “ngây thơ cụ”... cướp “đất” Biển Đông

Lại leo lẻo: "Không nuốt quả đắng phương hại chủ quyền"

Tin mới