Ngôi làng kẻ chết, người điên vì sống trên vùng đất dữ?

Dù chỉ hơn mười hộ dân nhưng làng An Thư, xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục (Hà Nam) - nơi được mệnh danh là đất dữ có đến chục người chết trẻ hoặc bị tâm thần.

Người làng tin rằng họ đang sống trên mảnh đất dữ và những tin đồn thất thiệt lan rộng khắp xã...
Những cái chết bí ẩn
Khi hỏi chuyện người dân ở trong làng, ai cũng vanh vách kể rằng đây là một xóm nhỏ nhưng nhà nào cũng có người chết trẻ hoặc bị điên. Đầu tiên là vợ chồng ông Nguyễn Hải Quân và bà Mai Thị Hạng. Cả thảy ông bà sinh được 4 người con thì có tới ba người con trai gặp bất hạnh.
Sự việc bắt đầu vào tháng 2/2007 khi người con thứ hai là anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1972) bị chết đuối ở con mương gần nhà. Điều đặc biệt là mương cạn, có đông người mò trai gần đó, song cái chết lại bất ngờ ập đến. Bà Mai Thị Lan, sống gần đó cho biết: “Thằng Tuấn nó bơi giỏi lắm, không hiểu sao lại chết đuối được. Hàng ngày bọn trẻ thi nhau mò trai mà có làm sao đâu”.
Đến ngày 25/11/2008, người con trai thứ 2 là anh Nguyễn Văn Long (SN 1976) lại đột ngột chết “bất đắc kỳ tử” khi đang ngủ trong nhà. Niềm hy vọng của ông bà chỉ còn dựa vào cậu con trai út là anh Nguyễn Hải Nam (SN 1984). Tuy nhiên, đến đầu năm 2009 anh Nam bỗng dưng bị tâm thần. Anh thường xuyên nói năng linh tinh, thậm chí còn lăn ra nhà, nằm bất tỉnh.
Ngoi lang ke chet, nguoi dien vi song tren vung dat du?
Một ngõ nhỏ đi vào làng An Thư. 
Nhiều chuyện liên tục xảy ra trong một thời gian ngắn khiến vợ chồng ông Quân ngủ không yên. Vì lo sợ vận hạn nên vợ chồng ông đã đi khắp nơi cúng bái mà anh con út vẫn không khỏi.
Tiếp đó là gia đình ông Mai Hồng Luyến (SN 1945), vợ là bà Nguyễn Thị Hiến (SN 1951). Ông bà sinh được hai trai, hai gái. Tuy nhiên, người con gái thứ ba là chị Mai Thị Thủy (SN 1984) đột nhiên mắc bệnh tâm thần. Người dân kể lại, chị Thủy vào Sài Gòn làm công nhân may, sau khi “hồi hương” thì lên cơn điên khùng rất đáng sợ. Chị thường xuyên chửi bới, thậm chí cào cấu người lạ và đập phá đồ đạc.
Vẫn trên cùng dải đất ấy là gia đình ông Mai Hiển Hà (SN 1959) lấy vợ là bà Cao Thị Thà (SN 1962). Nhà có 5 người con thì con đầu là anh Mai Hiển Huy chết lúc 13 tuổi. Bà Thà sau khi sinh cô út cũng chết sớm. Đi sâu vào xóm là nhà ông Mai Đình Hứa. Vợ ông Hứa là bà Mai Thị Tám, sau khi sinh cậu con trai được 8 tháng thì gia đình nhà chồng đuổi về do mắc bệnh thần kinh.
Hiện bà Tám đã được đón về nhà chăm sóc, nhưng tinh thần vẫn chưa ổn định nên ông Hứa phải nhốt lại. Bởi hễ cứ thả ra là bà lại đi lang thang rồi lẩm bẩm chửi những người qua đường.
Kế tiếp là gia đình ông Trần Đình Hưng, vợ là bà Mai Thị Hải (SN 1950). Bà Hải từng làm công nhân sau đó về nhà nghỉ mất sức thì đột nhiên lại bị tâm thần. Bà thường xuyên đội mũ bảo hiểm rồi nhảy múa một mình.
Con dâu bà Hải là chị Mai Thị Huế (21 tuổi), sau khi sinh con cũng bị tâm thần. Chị thường xuyên mơ thấy một người đàn ông rủ mình lên nóc nhà rồi nhảy xuống. Gia đình đưa chị đi bệnh viện nhưng không thuyên giảm, đến khi mời thầy cúng về thì bệnh của chị mới hết.
Trong làng còn có nhà ông Mai Hiển Hùng, vợ là Nguyễn Thị Sến, ông bà có đứa con gái bị chết đuối lúc mới 3 tuổi. Không dừng lại ở đó, trên dải đất dữ này còn gia đình ông Tám có đứa con trai chết khi mới 7 tuổi.
Nằm ở cuối dải đất là gia đình ông Mai Hiển Thúc. Ông có hai đứa con trai và hai đứa con gái. Trong số đó có một đứa con trai bị chó dại cắn chết năm 13 tuổi. Chưa đầy 5 năm sau ông Kết, bố đẻ của ông Thúc thắt cổ tự tử.
Giải mã xóm đất dữ
Nhiều người dân trong làng An Thư cho rằng những cái chết này là do nằm trên dải đất dữ, ai sống ở đây sẽ gặp nhiều tai ương bất trắc. Bởi trước đây thực dân Pháp đã từng thả bom xuống khu vực này nên có rất nhiều người chết. Họ còn cho rằng những oan hồn này không siêu thoát nên mới tìm cách phá người sống. Ai xây nhà ở đây cũng không tránh khỏi sự trừng phạt của những linh hồn ở đất này.
Theo người dân, trước đây bố đẻ ông Quân là ông Nguyễn Văn Cù từng chém chết chú họ là ông Nguyễn Văn Hạng đang giữ chức lý trưởng. Vào ngày giỗ bố (1967), ông Cù lại chém chết người chú để trả thù cho cha mình do trước đó ông Hạng đã chỉ điểm cho Tây khiến bố ông Cù bị giết. Nhiều người chứng kiến kể lại lời ông Cù rằng: “Ngày giỗ của bố tao cũng là ngày giỗ của mày”.
Còn gia đình ông Luyến có đứa con bị thần kinh là do trước đây ông này đã từng phá tượng hai vị hộ pháp ở đình làng vào năm 1978 để đổi lấy 140 điểm của hợp tác xã An Hoàng. Ông Mai Hiển Thanh kể lại: “Vào thời điểm đó, không một ai dám phá tượng hộ pháp, thế mà ông Luyến lại làm được. Đến giờ thì chuyện xảy ra rồi. Tôi không biết đó có phải là do báo ứng hay không?! Nhưng chuyện ông Luyến phá tượng hộ pháp và con gái bị điên là điều hoàn toàn đúng”.
Ngoi lang ke chet, nguoi dien vi song tren vung dat du?-Hinh-2
Tượng hộ pháp ở đình đã được khôi phục lại. 
Chỉ một dải đất nhỏ mà có quá nhiều chuyện không hay xảy ra khiến những tin đồn càng trở nên đáng sợ. Đã gần chục năm nay, xóm liên tiếp gánh những tai ương không lường trước. Nỗi lo sợ ngày càng lan rộng.
Để tìm hiểu rõ thực hư câu chuyện, chúng tôi đã gặp ông Mai Thanh Tiến (74 tuổi), là một cao niên ở trong làng. Khi được hỏi chuyện, ông Tiến cho biết: “Chúng tôi ở làng này đã từ bao đời nay, chưa bao giờ thấy hoang mang về những câu chuyện như thế. Tôi cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, làm gì có chuyện “ma xui quỷ khiến” như một số người nói. Đó là do mọi người đồn thổi mà thôi”.
Ngoi lang ke chet, nguoi dien vi song tren vung dat du?-Hinh-3
Ông Mai Thanh Tiến cho rằng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không có chuyện đất dữ hay ma quỷ. 
Để hiểu rõ ngọn ngành, ông Tiến lý giải thêm: Nguyên nhân của những cái chết đều rất rõ ràng. Anh Nguyễn Văn Tuấn chết là do khi đi bắt trai thì bị chuột rút, tuy nhiên một số người đi cùng nghĩ anh Tuấn bơi giỏi nên cho rằng anh lặn xuống để bắt trai thôi. Mãi đến khi thấy xác anh Tuấn nổi lên thì đã quá muộn.
Em của anh Tuấn là anh Nguyễn Văn Long chết là do bệnh viêm tụy cấp, nhưng nhiều người không biết lại cho rằng chết “bất đắc kỳ tử”. Tất cả những trường hợp chết trẻ khác đều có nguyên nhân rất rõ ràng, có thể là do chết đuối hay bị chó dại cắn...
Còn chuyện bị thần kinh thì có nhiều nguyên nhân. Sau khi sinh, chị Huế và chị Tám gặp phải một số rối loạn tâm lý nên tinh thần không được ổn định. Và nơi nhiều người gọi là long mạch của làng thực ra trước đây chỉ là một ruộng rau muống.
Trao đổi với trưởng thôn làng An Thư, ông Mai Hiển Hợp cho biết:“Đây là những sự việc có thực. Tuy nhiên, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Một số đối tượng vì nhận thức chưa sâu nên đã gây ra sự hoang mang, lo lắng cho người dân. Theo tôi, người dân không nên tin vào những điều mê tín dị đoan, gây ảnh hưởng tâm lý, làm suy giảm đến chất lượng lao động và sản xuất.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang kết hợp với các đoàn thể tuyên truyền cho mọi người hiểu để họ có lối suy nghĩ lành mạnh, không làm ảnh hưởng đến an ninh trật của xóm làng”.

Lời đồn ma quái: Nhà Bá Kiến "sát chủ"

Ngôi nhà qua tay những người có máu mặt bậc nhất ở làng Đại Hoàng, nhưng cuộc sống ai cũng tàn lụi, chết tức tưởi. 

Người đồn ngôi nhà bị “yểm bùa”, kẻ bảo nhà xây ở mảnh đất “dữ”.

Lý giải chuyện “tia đất xấu” khiến tán gia bại sản

Theo Tiến sĩ Vũ Bằng, khi tiếp xúc với tia đất xấu, trẻ con thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, gào khóc. 

Tia đất xấu dẫn đến bệnh tật, ly tán?

Loạt ảnh vô cùng khác lạ về cuộc sống cuối triều Thanh

(Kiến Thức) - Từ Hi ham chụp ảnh, Phổ Nghi tạo dáng trên nóc nhà hay đám thanh niên bên bàn đèn thuốc phiện là những góc nhìn khác về xã hội cuối triều Thanh. 

Loat anh vo cung khac la ve cuoc song cuoi trieu Thanh
 Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh cực khác lạ về cuộc sống cuối triều Thanh. Ảnh chụp đoàn đại biểu Trung Quốc do Lý Hồng Chương dẫn đầu tiến hành đàm phán với phương Tây vào năm 1900.