Ngôi làng nổi tiếng có nhiều tỷ phú

Làng nghề Tống Xá (thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển hơn 900 năm.

Tinh hoa của nghề được đúc kết qua thời gian, truyền từ đời này sang đời khác để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, đa dạng phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Thuở sơ khai, sản phẩm của làng nghề đúc Tống Xá là nông cụ, đồ thờ cúng, nồi, gang... các công đoạn đều làm thủ công, dựa vào sức lao động của người thợ. Trải qua nhiều năm phát triển, nghề đúc làng Tống Xá phát triển vượt bậc. Công nghệ hiện đại dần thay thế những công đoạn thủ công truyền thống như máy cắt CNC hiện đại thay thế cho công đoạn tạo mẫu, máy phân tích quang phổ chuyên dụng phân tích thành phần hóa học của vật liệu tạo nên những sản phẩm đa dạng cho làng nghề với giá trị thương mại cao, có tính thẩm mỹ phục vụ các công trình sản xuất công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ khai thác... Sản phẩm của làng nghề đúc Tống Xá có mặt khắp cả nước và xuất khẩu sang Lào, Campuchia.

Ngoi lang noi tieng co nhieu ty phu

Tượng Thánh Gióng - một sản phẩm của làng nghề Tống Xá. Ảnh: Hải Nguyễn

Những sản phẩm làm nên tên tuổi nghề đúc Tống Xá phải kể đến tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ cao 16,2m nặng 220 tấn; tượng 14 vị vua thời Trần đặt tại quần thể Di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần (tỉnh Nam Định); tượng Tam thế Phật tổ Như Lai ở Chùa Bái Đính nặng 50 tấn (tỉnh Ninh Bình); tượng đài Bác Hồ tại nhà lưu niệm huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên); kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội với tượng đúc Lý Thái Tổ, cao 10,1m nặng 45 tấn...

Ông Nguyễn Văn Khanh - một nghệ nhân ở làng Tống Xá với truyền thống ba đời làm nghề - cho biết, có 7 công đoạn chính để tạo ra một sản phẩm làm bằng đồng. Đó là tạo mẫu, tạo khuôn, nấu chảy nguyên liệu, rót khuôn, hoàn thiện sản phẩm, cuối cùng là đánh bóng. Công đoạn hoàn thiện sản phẩm mang yếu tố quyết định phần “hồn” của mỗi sản phẩm đúc. “Công đoạn này phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay nghệ nhân từ những chạm trổ tạo nên đường nét của vật phẩm, thật sự thổi hồn cho mỗi bức tượng”.

Làng Tống Xá ngày nay đang thể hiện rõ sức mạnh của làng nghề truyền thống tiểu thủ công nghiệp. Mỗi người dân dù lao động trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn luôn phấn đấu nâng cao tay nghề, đưa công nghệ đúc kim loại ngày một hiện đại hơn, từng bước hướng ra bạn bè quốc tế. “Làng nghề đúc Tống Xá với 4.000 nhân khẩu với hơn 170 doanh nghiệp, cơ sở đúc; doanh thu hằng năm đều tăng so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng một phần do đại dịch COVID-19 nhưng doanh thu của làng nghề đạt vẫn 1.300 tỉ đồng, bộ mặt nông thôn ngày càng phát triển, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người dân” - ông Dương Doãn Nhưỡng, Chủ tịch UBND thị trấn Lâm, cho hay.

Bàn tay và khối óc của các nghệ nhân đang làm cho nghề đúc ở làng Tống Xá ngày càng phát triển, công nghiệp huyện Ý Yên ngày càng mở rộng. “Là người con mảnh đất Tống Xá, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghề đúc đồng, tôi đang cố gắng phát triển nghề theo hướng hiện đại hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm như trang bị máy phân tích quang phổ trị giá gần 2 tỉ đồng; hệ thống gas công nghiệp thay thế các sản phẩm than đá... Doanh thu của công ty hiện tại tăng gấp 5 lần so với cha tôi làm trước kia” - ông Nguyễn Quang Đạt, Giám đốc Công ty Cơ khí đúc Tiến Đạt, chia sẻ.

Về Cà Mau xem nghề khô cá truyền thống "hốt bạc"

Thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, nơi có làng nghề làm khô truyền thống lớn nhất, nhì của tỉnh Cà Mau, dịp này người dân đang tất bật vào vụ.

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2018, lúc này làng cá khô Cái Đôi Vàm (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tất bật vào vụ. Ảnh: tintucmientay.
 Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2018, lúc này làng cá khô Cái Đôi Vàm (thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tất bật vào vụ. Ảnh: tintucmientay.
Đây cũng là thời điểm đi đến đâu cũng thấy nhà nhà tranh thủ nắng tốt để phơi cá khô. Ảnh: tintucmientay.
 Đây cũng là thời điểm đi đến đâu cũng thấy nhà nhà tranh thủ nắng tốt để phơi cá khô. Ảnh: tintucmientay.
Tại làng nghề này, làm cá khô là nghề truyền thống có từ lâu đời. Ảnh: tintucmientay.
 Tại làng nghề này, làm cá khô là nghề truyền thống có từ lâu đời. Ảnh: tintucmientay.
Tại đây, nghề làm cá khô cho thu nhập khá, tập trung nhiều ở khóm 4, khóm 6 với khoảng 50 hộ làm nghề. Ảnh: TTXVN.
 Tại đây, nghề làm cá khô cho thu nhập khá, tập trung nhiều ở khóm 4, khóm 6 với khoảng 50 hộ làm nghề. Ảnh: TTXVN.
Đối tượng làm nghề bất kể ai, người già, người trẻ, đàn ông hay phụ nữ. Ảnh: Dân Việt.
 Đối tượng làm nghề bất kể ai, người già, người trẻ, đàn ông hay phụ nữ. Ảnh: Dân Việt.
Vào mỗi dịp cận Tết không khí làm cá khô tại làng nghề làm khô nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ảnh: Dân Việt.
 Vào mỗi dịp cận Tết không khí làm cá khô tại làng nghề làm khô nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Ảnh: Dân Việt.
Mùa này là lúc làng cá khô biển hoạt động mạnh nhất vì ai cũng tranh thủ nguồn hàng để cung ứng vào dịp Tết. Ảnh: Dân Việt.
 Mùa này là lúc làng cá khô biển hoạt động mạnh nhất vì ai cũng tranh thủ nguồn hàng để cung ứng vào dịp Tết. Ảnh: Dân Việt.
Hiện giá các loại cá khô trung bình dao động từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ, loại cá. Ảnh: Dân Việt.
 Hiện giá các loại cá khô trung bình dao động từ 50.000-100.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ, loại cá. Ảnh: Dân Việt.
Mỗi ngày, các cơ sở sản xuất lớn nhỏ có thể cung cấp cho thị trường tầm 2 - 3 tấn khô các loại. Ảnh: Dân Việt.
 Mỗi ngày, các cơ sở sản xuất lớn nhỏ có thể cung cấp cho thị trường tầm 2 - 3 tấn khô các loại. Ảnh: Dân Việt.
Được biết, làng nghề cá khô Cái Đôi Vàm nổi tiếng khắp nơi bởi các mặt hàng đặc trưng như: cá lưỡi trâu, cá mối, cá đù…Ảnh: Dân Việt.
Được biết, làng nghề cá khô Cái Đôi Vàm nổi tiếng khắp nơi bởi các mặt hàng đặc trưng như: cá lưỡi trâu, cá mối, cá đù…Ảnh: Dân Việt. 

Làng nghề làm hến Tân Phú 200 năm tuổi vào mùa đi cào "lộc trời"

Những ngày này, làng nghề làm hến truyền thống Tân Phú (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lại đỏ lửa nấu hến cung cấp sản phẩm ra thị trường.

Những ngày này, làng nghề làm hến truyền thống Tân Phú (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) lại đỏ lửa nấu hến cung cấp sản phẩm ra thị trường. Bà Phạm Thị Thu Hà, một chủ cơ sở chế biến hến cho biết, làng nghề làm hến truyền thống Tân Phú đã có từ thời ông bà với gần 200 năm tuổi.

Tin mới