Ngủ đến 11h, vợ sang hàng xóm gọi chồng về nấu cơm và cái kết

Sáng anh dậy làm đủ việc như mọi ngày. Xong việc anh sang nhà hàng xóm ngồi chơi. 11h vợ ngủ dậy mắt nhắm mắt mở sang gọi chồng về nấu cơm.

Anh Hải (Nam Định) là thợ cơ khí ở quê. Anh là người hiền lành chăm chỉ. Thời hoàng kim anh làm thợ hàn xì tại công ty đóng tàu ở quê nhà. Mức lương ổn định mà bao người mơ ước không được. Sau một thời gian hết việc anh trở thành người thất nghiệp. Anh đành ở nhà làm nội chợ cho vợ đi làm. Anh ở nhà nên chị cũng chuyển sang công ty khác làm mức lương khá hơn, nhưng thời gian lại đi sớm về muộn.
Sáng sớm vợ anh dậy đi làm sớm, còn anh tất bật cho con ăn sáng, buộc tóc, thay quần áo cho con đi học. Sáng nào tôi cũng thấy anh vội vội vàng vàng “nhanh lên con kẻo trường đóng cổng”. Lúc đưa con đi học xong, anh tranh thủ mua đồ ăn chuẩn bị bữa trưa, bữa tối. Về cái là anh lại chổng mông giặt quần áo cho cả nhà. Xong việc nhà anh lại ra vườn xới đất trồng cây...
Ngu den 11h, vo sang hang xom goi chong ve nau com va cai ket
 Nghỉ việc ở nhà nhưng anh tất bật luôn tay. (ảnh minh họa)
Đến chiều đón con rồi chồng nấu cơm trước khi chị về. Anh thương vợ đi làm mệt nên anh tranh thủ nấu xong để chị về ăn cho nóng. Chị thấy chồng chăm chỉ và không than phiền gì, được đà về nhà chị chẳng muốn động chân tay vào việc gì, mọi việc cứ phó thác hết cho chồng. Nhiều hôm chị đi làm về mà anh chưa nấu cơm là chị nhăn nhó khó chịu. Rồi đến việc chi tiêu các khoản trong gia đình chị cũng dè dặt từng đồng. Mỗi lần đưa tiền cho anh chi khoản gì là chị đưa không thừa một xu. Chị chẹp miệng “hết khoản nọ khoản kia, tốn quá”. Anh không có đồng nào cũng chẳng dám hỏi thêm, sợ chị lại càu nhàu. Trước đây anh cứ lĩnh lương lại đưa cho chị một cục, mặc chị chi tiêu thế nào thì tiêu. Nhưng nay sao đổi ngôi anh đành ngậm đắng cho qua. Ai cũng biết anh ở nhà cũng làm như giẻ lau mâm chứ có chơi đâu, thay vì khen anh chị tỏ thái độ coi thường anh.
Một hôm vào ngày chủ nhật chị được nghỉ ở nhà. Sáng anh dậy làm đủ việc như mọi ngày. Anh để cho chị ngủ đến khi nào dậy thì dậy. Xong việc anh sang nhà hàng xóm ngồi chơi. Mải câu chuyện với ông bạn anh quên giờ về nấu cơm. Đến 11h chị mắt nhắm mắt mở sang gọi anh “Anh không về nấu cơm à, trưa rồi”. Anh không nói gì, đứng phắt dậy kéo chị về nhà. Về đến nhà anh quát “ Mày có coi tao là chồng nữa không? Tao không phải là con ở mà mày muốn nói gì thì nói. Tao nhịn nhiều rồi hôm nay tao nhất định phải nói. Lành thì làm gáo, vỡ thì làm muôi”. Chị vợ không nói gì đứng nép một chỗ. Anh lại làm một tràng. “Thay vì gọi tao về thì mày nấu đi cho xong, tao còn thấy xúc động. Đằng này mày coi tao chẳng ra gì, để người ta cười vào mặt tao rồi đấy”... Từ hôm đó chị không còn dám tỏ thái độ coi thường anh nữa.
Tuy nhiên là người đàn ông trụ cột trong gia đình tốt nhất là nên đi làm kiếm tiền, không nên ở nhà để rồi mang tiếng “ăn bám vợ”. Trừ khi người chồng bị mất sức lao động hoặc vì lý do gì không thể đi làm. Vì như thế sẽ rất dễ bị coi thường và ảnh hưởng đến hạnh phúc của chính người ấy. Hãy để cho mình là người trụ cột gia đình, một người chồng đúng nghĩa nhé.

Cười ngất với ông chồng quá sạch sẽ, “nghiện” quét nhà

3 năm về làm dâu, chị Hoàng Thị Hà Thu chưa một lần phải cầm chổi quét nhà, sân vì chồng chị "nghiện" quét nhà. 1 tháng mòn mấy cái chổi.

Nhiều bà vợ trở nên cáu kỉnh vì chồng bẩn, lười làm việc nhà còn chị Hoàng Thị Hà Thu (SN 1993, trú tại xã Phục Linh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) nhiều lúc lại phát cáu vì chồng quá sạch sẽ.

5 kiểu người chớ dại mà dốc bầu tâm sự

(Kiến Thức) - Người xưa có câu "chọn bạn mà chơi", nghĩa là bạn bè không phải ai cũng có thể tin tưởng được. Sau đây là 5 kiểu người không nên dốc bầu tâm sự.

Bạn cần tỉnh táo để nhận biết ai là người bạn tốt và ai là người không nên kết bạn. Với những người dưới đây, bạn không nên dốc bầu tâm sự hay kết thân quá mức để tránh nhiều rắc rối khó xử.

Tin mới