Ngủ quên trong thành tích của quá khứ sẽ làm chậm lại hành trình hạnh phúc

(Kiến Thức) - Đó là lời nhắn nhủ tâm huyết của TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, trong Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Anh Văn, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngủ quên trong thành tích của quá khứ sẽ làm chậm lại hành trình hạnh phúc
Ngày 17 và 18/11/2018, Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói Tiếng Anh và Khoa Tiếng Anh, đã tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Khoa Anh Văn, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đây là dịp đặc biệt để cựu giáo chức, cựu sinh viên, cán bộ và các sinh viên Khoa Anh Văn, Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nay là trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, cùng hội ngộ và giao lưu, đồng thời cũng nhằm ghi nhận sự trưởng thành và những đóng góp to lớn của khoa trong những năm vừa qua.
Ngu quen trong thanh tich cua qua khu se lam cham lai hanh trinh hanh phuc
TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, phát biểu trong buổi lễ. 
Từ một phân Khoa Anh Văn thuộc Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa đã trải qua nhiều chặng đường phát triển, mang nhiều tên khác nhau và hiện nay được tổ chức thành 3 đơn vị hành chính khác nhau, gồm Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa các nước nói Tiếng Anh và Khoa Tiếng Anh.
Trong 60 năm trưởng thành và phát triển của mình Khoa Anh Văn đã đào tạo biết bao nhiêu thế hệ giáo viên tiếng Anh các bậc học cũng như những người nghiên cứu và sử dụng Tiếng Anh ở hầu hết các lĩnh vực của xã hội như quân sự, an ninh, y tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa nghệ thuật, kinh tế. Nhiều cựu sinh viên của Khoa đã trở thành những nhà lãnh đạo có uy tín, nhà khoa học có tên tuổi, những nhà giáo được nhiều thế hệ học trò mến mộ. Bên cạnh đó, có thể nói, tất cả thế hệ các cựu sinh viên của Khoa, dù ở bất cứ cương vị nào vẫn miệt mài mang con tim, khối óc và lòng nhiệt huyết của mình đóng góp cho đời, cho xã hội.
Trên chặng đường 60 năm ấy, Khoa Anh Văn không chỉ đóng góp cho đất nước một lực lượng cán bộ có trình độ Tiếng Anh ưu tú mà còn góp phần lớn vào công cuộc đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân. Khoa đã đóng góp nhiều chương trình đào tạo, biên soạn nhiều giáo trình, tài liệu tham khảo ở cả bậc Đại học và sau Đại học. Khoa cũng tham gia tích cực vào xây dựng chương trình và sách giáo khoa Tiếng Anh ở phổ thông và nhiều công trình khoa học cấp Nhà Nước và cấp Bộ GDĐT.
Phát biểu trong ngày đại lễ, TS. Đỗ Tuấn Minh – Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, nói về hình ảnh một đoàn tàu và dòng chữ Hành Trình Ký Ức được thể hiện trong chương trình kỷ niệm, với ý nghĩa ẩn dụ của ga khởi hành 1958 và ga đến 2018: “Nếu coi mỗi năm là một ga tàu thì đoàn tàu đã dừng lại ở 60 ga khác nhau. Có người đã xuống tàu và đặt chân đến 5 châu, 4 bể, có người vẫn còn tiếp tục trên đoàn tàu ấy, miệt mài cần mẫn làm việc cho những ga tiếp theo. Cho dù còn trên tàu hay đã xuống ga, những hành khách mà một lần may mắn có mạt trên chuyến tàu ấy luôn mong cho đoàn tàu ấy sẽ chạy mãi. Chạy trên hành trình của hạnh phúc.”
Với tư cách là cựu sinh viên của Khoa khóa học 1988-1993 (K22) TS. Đỗ Tuấn Minh chia sẻ cá nhân thầy hay nghĩ về các thế hệ người Khoa Anh như là những nhóm chạy tiếp sức. Mỗi khóa là một nhóm chạy. họ luôn cố gằng hết sức để chuyển cờ hiệu cho nhóm chạy sau được nhanh hơn một chút. Và những nỗ lực từng chút như vậy được chắt chiu truyền lại để đem về thắng lời cuối cùng của cả đội. Những gì Khoa Anh Văn, Trường Đại Học Ngoại Ngữ ĐHQGHN làm được hôm nay được chưng cất từ những cố gắng, nỗ lực của những thế hệ tiền bối đi trước.
TS. Đỗ Tuấn Minh cũng không quên nhắn nhủ đến các thế hệ giảng viên, sinh viên nhà trường: “Sự tự mãn, ngủ quên trong thành tích của quá khứ sẽ làm cho đoàn tàu của chúng ta chạy chậm lại và rất có thể nó dừng lại ở một ga vô định nào đó. Chắc chắn, những người Khoa Anh, tinh thần Khoa Anh của chúng ta không chấp nhận điều đó. Chúng tôi mong rằng các thế hệ sinh viên Khoa Anh Văn sẽ cùng chung tay, chung sức, chung lòng vì sự phát triển của khoa trong tương lai.”

Ngắm kiến trúc những ngôi trường đẹp và lạ nhất thế giới

Dưới đây là những ngôi trường học có kiến trúc đẹp và lạ nhất thế giới.

Ngắm kiến trúc những ngôi trường đẹp và lạ nhất thế giới
Ở Lagos, Nigeria, có một ngôi trường học rộng 92m2 nổi trên mặt nước. (Nguồn: Techinsider)
Ở Lagos, Nigeria, có một ngôi trường học rộng 92m2 nổi trên mặt nước. (Nguồn: Techinsider) 

Trường học “Đóa hoa rừng” ở Thái Nguyên khiến báo Mỹ mê mẩn

(Kiến Thức) - Ngôi trường ở Lũng Luông, Thái Nguyên, được ví như như một bông hoa rừng với màu sắc sinh động, vừa xuất hiện trên tạp chí kiến trúc Archdaily.

Trường học “Đóa hoa rừng” ở Thái Nguyên khiến báo Mỹ mê mẩn
Trường học Lũng Luông, Thái Nguyên là công trình mới hoàn thành sau 2 năm thực hiện của Công ty thiết kế 1+1>2 và KTS Hoàng Thúc Hào nhằm đem đến cho các em một mái trường đảm bảo các tiêu chuẩn về trường học như chiếu sáng, thông gió, cách âm.

Trường học Lũng Luông, Thái Nguyên là công trình mới hoàn thành sau 2 năm thực hiện của Công ty thiết kế 1+1>2 và KTS Hoàng Thúc Hào nhằm đem đến cho các em một mái trường đảm bảo các tiêu chuẩn về trường học như chiếu sáng, thông gió, cách âm.

Ngôi trường không có kỳ thi, học sinh không được cấp bằng

Ở đây, học sinh không học theo cách học truyền thống, cũng không phải chịu bất kỳ áp lực thi cử nào. Thậm chí, trường học còn không có bàn.

Ngôi trường không có kỳ thi, học sinh không được cấp bằng
Đó là những học sinh của Trường Drumduan – một trường học được đồng sáng lập bởi nữ diễn viên Tilda Swinton.

Tin mới