Người bệnh tiểu đường có ăn được cốm không?

Cốm được chế biến từ lúa nếp non, mang hương vị dịu nhẹ, thanh mát và ngọt bùi, khiến bao người say mê. Vậy người tiểu đường có được ăn cốm không?

Lợi ích sức khỏe của cốm
Trong cốm có chứa rất nhiều protein thực vật, tinh bột, nước, lipit, gluxit, canxi và phốt pho,... giúp phòng ngừa các bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, đường ruột và hỗ trợ tăng chiều cao.
Nguoi benh tieu duong co an duoc com khong?
Cốm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ảnh Internet 
Theo chuyên gia dinh dưỡng, trong cốm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe:

Tốt cho người cao huyết áp và mắc bệnh tim mạch: Chất xơ giúp hạ mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan đến tim.

Cung cấp năng lượng: Carbohydrate phức tạp trong cốm mang lại nguồn năng lượng ổn định, bền vững giúp duy trì sự tỉnh táo và năng lượng xuyên suốt cả ngày.

Tốt cho hệ tiêu hoá: Cốm chứa nhiều chất xơ giúp điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, giúp các vi khuẩn có lợi phát triển, tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột. Chuyên gia lưu ý nên ăn ở mức độ vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ khiến bị nóng trong.

Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ có hàm lượng các vitamin và khoáng chất cao, đặc biệt là vitamin B và sắt, cốm hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, vitamin C trong cốm còn hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp duy trì độ bền của da và mạch máu.

Nguoi benh tieu duong co an duoc com khong?-Hinh-2
Xôi cốm hạt sen. Ảnh Internet 

Ăn cốm da căng mịn, sáng khỏe: Chất béo tốt và lipid từ cốm giúp làm đẹp da, giúp da luôn căng bóng, tránh mất nước, khô da… Ngoài ra, trong cốm tươi có một loại acid béo không bão hòa là ceramide rất tốt cho da. Thành phần này có thể ngăn ngừa mụn, đồng thời giúp da chắc khỏe, mịn màng và trẻ đẹp.

Người mắc bệnh tiểu đường có nên ăn cốm?

Chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra nhận định, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cốm.

Nguoi benh tieu duong co an duoc com khong?-Hinh-3
 Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cốm. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lý do khiến cốm là một trong những món ăn không phù hợp với người bệnh tiểu đường:

Cốm có chỉ số GI cao

Cốm thường được làm từ gạo nếp cái hoa vàng. Đây là thực phẩm có chỉ số GI>73 (chỉ số GI cao). Những thực phẩm có chỉ số GI cao như gạo nếp cần được hạn chế trong thực đơn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.

Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn cốm. Nếu sử dụng nhiều thực phẩm này sẽ có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột sau khi ăn. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Cốm chứa lượng carb cao

Cốm được làm từ gạo nếp được rang chín. Gạo nếp nấu chín (1 cốc – tương đương khoảng 100g) chứa tổng cộng 36.7g carb, 0.3g chất béo, 3.5g protein và 169 calo. Bên cạnh đó, khi làm ra thành phẩm cốm họ còn cho thêm phụ gia hoặc đường tạo độ ngọt. Chính vì vậy, lượng carb trong cốm thành phẩm sẽ cao hơn trong gạo nếp nguyên liệu ban đầu.

Trong khi đó, carb là một trong những nhân tố tác động lớn nhất tới lượng đường trong máu. Khi bạn bổ sung thực phẩm chứa nhiều carb, cơ thể sẽ phân hủy carb thành đường và đưa chúng vào máu, khiến đường huyết tăng nhanh.

Do đó, với chỉ số GI cao và lượng carb lớn, cốm là một trong những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

 Khi người bệnh tiểu đường sử dụng 100g cốm (tương đương 36.7g carb) đã đủ lượng carb trong 1 bữa ăn. Chính vì vậy, nên ăn ít hơn 100g cốm mỗi ngày và 1 tuần từ 2 – 3 lần.

Bên cạnh đó, khi người bệnh đã ăn cốm thì cần loại bỏ bớt các thực phẩm khác chứa nhiều carb như cơm, khoai tây… trong khẩu phần ăn.

Apple gây sốt với bút cảm ứng có thể vẽ trên không khí

Mới đây, Apple đã đệ trình một bằng sáng chế mới, đó là bút cảm ứng có thể sử dụng trên bất kỳ mặt phẳng nào và thậm chí là cả trong không khí. Sáng chế này đang nhận được nhiều sự quan tâm của các chuyên gia.

Theo một số thông tin thì bằng sáng chế này được Apple đăng ký từ tháng 7 năm ngoái, nhưng gần đây thì nó chính thức mới được công khai. Các ứng dụng bằng sáng chế mô tả một cây bút có thể được theo dõi bằng một cảm biến lực ở đầu hoặc theo dõi bằng cảm biến chuyển động và định hướng. Điều đó có nghĩa là máy tính của người dùng sẽ giám sát bút không dây từ nhiều vị trí để xác định vị trí chính xác của nó trong không gian 3D, theo dõi độ dài nét bút, lực nhấn bút trên một bề mặt không cảm ứng, các chuyển động và phương hướng trong không gian ba chiều. Mọi dữ liệu thu được sẽ chuyển đến cảm biến thông qua một số loại tín hiệu tần số sóng vô tuyến hoặc tần số âm học.

Vì sao cốm Virvic gran chữa rối loạn tiêu hóa bị thu hồi?

(Kiến Thức) - Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn số 15582/QLD-CL về việc đình chỉ lưu hành thuốc cốm Virvic gran, SĐK: VN-15912-12, Số lô: 17004 không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Vì sao cốm Virvic gran chữa rối loạn tiêu hóa bị thu hồi?

Cách làm chả cốm non đầu mùa cốm Hà Thành

(Kiến Thức) - Hà Nội đang bước vào mùa cốm. Bạn hãy thay đổi khẩu vị cho cả nhà bằng cách tự tay làm chả cốm non bằng công thức đơn giản dưới đây.

Cách làm chả cốm non đầu mùa cốm Hà Thành
Cach lam cha com non dau mua com Ha Thanh
Cách làm chả cốm rất đơn giản. Tự làm chả cốm để ăn không những ngon mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh nhưng lo lắng vì thực phẩm bẩn đe dọa sức khỏe người thân của bạn. 

Tin mới