Người bị đột quỵ cấm làm những điều này kẻo hối không kịp

Khi có người thân bị đột quỵ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối tránh 'cứu' người bệnh bằng những cách sau kẻo có thể khiến họ càng nhanh... mất mạng.

Người bị đột quỵ cấm làm những điều này kẻo hối không kịp
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Nguoi bi dot quy cam lam nhung dieu nay keo hoi khong kip
Ảnh minh họa: Internet 
TS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội - Hội sức thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhấn mạnh, tuyệt đối không được làm những việc dưới đây khi người thân bị đột quỵ:
- Không được tự ý điều trị cho người bệnh dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
Những việc đại kỵ cấm làm với người bị đột quỵ kẻo 'hối không kịp' - ảnh 1
Không được tự ý điều trị cho người bị đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, đánh gió hay chích nặn máu vì những động tác này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị. Ảnh minh họa: Internet
- Không cho người bệnh ăn uống và đề phòng nôn trào ngược, người bệnh hít chất nôn hoặc thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
- Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp khi huyết áp > 220/120 mmHg.
- Không dùng thuốc Aspirin hay các thuốc chống đông máu, tan máu vì lúc này chưa xác định được người bệnh bị loại đột quỵ não nào, nếu bị xuất huyết não thì dùng các thuốc trên sẽ làm cho người bệnh càng thêm nguy kịch.
Làm gì khi người thân có dấu hiệu đột quỵ?
TS. Tuấn khuyến cáo, nếu gặp người có dấu hiệu đột quỵ, việc cần làm là đỡ người thân để họ không bị té ngã là điều cần làm đầu tiên khi sơ cứu người bị đột quỵ.
Nếu người bệnh còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê: Cần xem người bệnh thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngưng thở. Nếu ngưng thở thì cần hô hấp nhân tạo ngay nhằm kịp thời cung cấp oxy cho não. 
Dấu hiệu đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:
Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ
Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn
Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

50% bệnh nhân đột quỵ tử vong vì không được cấp cứu kịp thời

Theo các bác sĩ, nhiều bệnh nhân bỗng dưng đột quỵ nhưng người nhà không biết triệu chứng, không biết cách xử lý ban đầu, cũng như chưa chọn đúng bệnh viện có chuyên khoa đột quỵ nên bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.

50% bệnh nhân đột quỵ tử vong vì không được cấp cứu kịp thời
Trong buổi hội thảo “Cập nhật các phương pháp điều trị đột quỵ” tổ chức tại một bệnh viện ở TP.HCM vào sáng 17/11, với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về đột quỵ, các chuyên gia cho biết, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ, 50% trong số đó tử vong. Nếu may mắn được cứu sống, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhận thức, mất khả năng vận động, nhiễm trùng đường tiết niệu, khó khăn trong việc nói hoặc nuốt, rối loạn tâm lý… Ngoài ra, còn ảnh hưởng nặng nề đến tình hình tài chính và tinh thần của người nhà bệnh nhân bị đột quỵ.

Tránh xa nguy cơ đột quỵ nhờ 5 loại thực phẩm dễ kiếm này

Dưới đây là một số thực phẩm có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ có thể bạn không ngờ tới.

Tránh xa nguy cơ đột quỵ nhờ 5 loại thực phẩm dễ kiếm này
1. Cá

Những thực phẩm hàng đầu giúp giảm nguy cơ đột quỵ

(Kiến Thức) - Không chỉ có những người lớn tuổi mới mắc đột quỵ mà hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, ăn một số thực phẩm sau đây có thể ngăn ngừa và giảm nguy cơ đột quỵ.

Những thực phẩm hàng đầu giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy

Socola: Trên tạp chí European Journal of Epidemiology, các nhà nghiên cứu cho biết ăn 2 thanh socola mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.

Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-2
Chuối: Đối với phụ nữ sau mãn kinh, ăn chuối có thể hạ thấp nguy cơ đột quỵ xuống 12%. Kali có nhiều trong chuối có thể làm giảm huyết áp và còn giúp ngăn ngừa đột quỵ hoặc tử vong không rõ ràng.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-3
Cà chua: Các nhà nghiên cứu Phần Lan nhận thấy nam giới tiêu thụ nhiều lycopene - một chất hóa học giúp cà chua có màu đỏ có thể hạ thấp 50% nguy cơ đột quỵ so với nam giới có nồng độ lycopene trong máu thấp.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-4
Táo: Cũng giống như cà chua, táo cũng là loại trái cây có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-5
Sữa ít béo là nguồn cung cấp kali, magiê và canxi…, tất cả đều có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả. Một nghiên cứu tiến hành suốt 22 năm được thực hiện ở 3.000 người Nhật phát hiện những người uống ít nhất 2 ly sữa ít béo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị đột quỵ xuống một nửa so với những người không uống sữa.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-6
Cá hồi: Một nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ) được tiến hành ở 5.000 người trong độ tuổi từ 65 trở lên cho thấy ăn các loại cá béo như cá hồi từ 1-4 lần trong 1 tuần có thể hạ thấp 27% nguy cơ đột quỵ.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-7
Rượu vang đỏ: Các nhà nghiên cứu phát hiện một hợp chất được tìm thấy trong vỏ nho đỏ và hạt của nó có thể trợ giúp phục hồi sau đột quỵ. Hợp chất đó được gọi là resveratrol, đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các tổn thương não lâu dài, đồng thời có khả năng chống lại tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ. 
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-8

Rau muống chứa nhiều canxi nên có thể giữ ổn định áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.

Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-9
Tỏi chứa allicin, một hợp chất hóa học đặc biệt có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa chứng máu vón cục.
Nhung thuc pham hang dau giup giam nguy co dot quy-Hinh-10
Đậu nành giúp tăng cường hàm lượng sắt trong quá trình tạo máu, giảm cholesterol máu, hạ huyết áp, phòng ngừa cục máu đông... từ đó hỗ trợ điều trị đột quỵ não. Ảnh: Internet. 

Video "Các thực phẩm chống độc siêu hạng". Nguồn: VTC.

Tin mới