Người cao tuổi nhất thế giới qua đời tại Nhật Bản

Hãng tin Kyodo, Nhật Bản hôm nay đưa tin, cụ bà Tomiko Itooka được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là người sống lâu nhất thế giới, đã qua đời tại nước này, thọ 116 tuổi.

Theo Kyodo, cụ bà Itooka qua đời tại viện dưỡng lão (Nhật Bản) vào ngày 29/12/2024. Cụ Itooka sinh ngày 23/5/1908, tại Osaka, là chị cả trong gia đình có 3 anh chị em, có sở thích ăn chuối và một loại đồ uống Nhật Bản có hương vị sữa chua gọi là Calpis.

Nguoi cao tuoi nhat the gioi qua doi tai Nhat Ban

Cụ bà Tomiko Itooka (Ảnh: AFP)

Tháng 12/2023, cụ được xác nhận là người cao tuổi nhất Nhật Bản và được sách Kỷ lục thế giới Guinness công nhận là người cao tuổi nhất thế giới vào tháng 9/2024. Hiện nay, người lớn tuổi nhất thế giới là bà Inah Canabarro Lucas, người Brazil, 116 tuổi.

Cụ Itooka từng là nhà leo núi và đã duy trì sở thích này trong suốt cuộc đời. Ở tuổi 70, cụ Itooka vẫn thường xuyên leo núi và đã hai lần chinh phục núi Ontake, cao hơn 3.000m ở Nhật Bản, chỉ bằng giày thể thao thông thường. Ở tuổi 100, cụ vẫn có thể leo lên những bậc đá dài của đền Ashiya mà không cần chống gậy.

Cụ bà cao tuổi nhất thế giới thích chocolate và rượu

Nữ tu sĩ người Pháp, vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 118 của mình, được coi là người cao tuổi nhất thế giới được biết đến hiện nay.

Theo công bố trên được Sách Kỷ lục Thế giới Guinness công bố hôm 25/4, nữ tu sĩ Lucile Randon được coi là người cao tuổi nhất thế giới sau khi cụ bà 119 tuổi ở Nhật Bản qua đời vào ngày 19/4.
Bà Lucile Randon, được biết đến với cái tên Sơ Andre, sinh ra ở miền Nam nước Pháp vào ngày 11/2/1904.

Người già bỏ được thói quen này, chắc chắn khỏe mạnh, sống lâu

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Tuy vậy, người già bỏ được những thói quen này, cơ thể sẽ khỏe mạnh, sống lâu hơn.

“Bộ dữ liệu giám sát nguyên nhân tử vong của Trung Quốc năm 2021” cho thấy, tuổi tác tỷ lệ thuận với tỷ lệ tử vong. Sau 60-64 tuổi, tỷ lệ tử vong tăng đáng kể, có 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi là bệnh tim, bệnh mạch máu và khối u ác tính. 

Bệnh tim: Theo thời gian, cấu trúc tim của người cao tuổi cũng thay đổi, dễ đối diện tình trạng vôi hóa van tim, phì đại tế bào cơ tim, rối loạn nhịp tim,... làm giảm sức chịu đựng vận động.

Bên cạnh đó, người cao tuổi còn dễ mắc các bệnh mãn tính. Kết hợp với nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ đối diện căn bệnh, đặc biệt là vào mùa thu đông - thời điểm chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn.

Về già không muốn ốm đau, làm ngay việc này kẻo hối không kịp

Sinh, lão, bệnh, tử là điều khó tránh trong đời người. Tuy vậy, về già không muốn ốm đau, bạn nên làm những việc này càng sớm càng tốt, bắt đầu chưa bao giờ là muộn.

1. Ngủ sớm

Thức khuya thực sự là cách “ngược đãi” cơ thể toàn diện nhất. Thói quen này làm tăng huyết áp và cholesterol, gây nguy hiểm cho tim mạch. Người cao tuổi thường khó ngủ, ban ngày nên tích cực vận động, sinh hoạt theo thời gian biểu cố định để cải thiện.

2. Ăn đủ no

Khả năng tiêu hóa của người cao tuổi ngày càng suy giảm. Ăn quá nhiều khiến cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thụ hết, gây đầy bụng khó chịu.

Không chỉ chú trọng về lượng, chúng ta còn nên đầu tư về chất. Để đạt được chế độ ăn uống khoa học, thực phẩm trong bữa cần đa dạng, cân đối giữa thịt và rau xanh, ngũ cốc,... Bằng cách này, cơ thể sẽ nhận được các dưỡng chất cần thiết.

Thời điểm ăn cũng rất quan trọng. Ngoài việc tuân thủ giờ ăn cố định, chúng ta nên ăn tối sớm. Nghiên cứu chỉ ra, ăn trước khi ngủ 2 giờ hoặc ăn sau 19 giờ sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não.

Ve gia khong muon om dau, lam ngay viec nay keo hoi khong kip
Ảnh minh họa: Aboluowang.

Tin mới