Người da màu chết sau khi bị cảnh sát đè cổ gây chấn động

“Là một người da đen tại Mỹ không phải là bản án tử hình”, thị trưởng thành phố Minneapolis bày tỏ sự phẫn nộ về vụ việc nghiêm trọng liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc.

Người da màu chết sau khi bị cảnh sát đè cổ gây chấn động
Cục Điều tra Liên bang (FBI) và lực lượng hành pháp Minnesota đang điều tra vụ việc một người đàn ông da đen tử vong sau khi bị cảnh sát giam giữ, theo The New York Times.
Hôm 26/5, thị trưởng thành phố Minneapolis, ông Jacob Frey xác nhận thông tin 4 viên cảnh sát liên quan đến vụ việc đã bị sa thải khỏi ngành cảnh sát và ông tin rằng “đây là một quyết định đúng đắn”.
“Là một người da đen tại Mỹ không phải là bản án tử hình”, ông Frey bày tỏ sự phẫn nộ về vụ việc nghiêm trọng liên quan đến nạn phân biệt chủng tộc.
Trước đó, vào ngày 25/5, video liên quan đến vụ việc chấn động đã lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng xã hội, gây ra làn sóng phẫn nộ và nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn trong thành phố.
Cụ thể, video ghi lại hình ảnh một viên chức của Sở cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ George Floyd, người da đen sinh sống ở vùng ngoại ô của Minneapolis. Viên cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ Floyd trong khi Floyd liên tục rên rỉ: “Tôi không thể thở được”.
Nguoi da mau chet sau khi bi canh sat de co gay chan dong
 Hình ảnh George Floyd bị cảnh sát dùng đầu gối đè lên cổ gây phẫn nộ khi được lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: The New York Times.
Theo thông cáo của Sở cảnh sát thành phố Minneapolis, vụ bắt giữ diễn ra vào tối 25/5 sau khi sở cảnh sát nhận được một cuộc gọi báo cáo nghi phạm giả mạo người khác. Khi bị bắt giữ, nghi phạm George Floyd đang ngồi trên nóc của một chiếc xe màu xanh.
“Sau khi nghi phạm bước ra khỏi xe theo yêu cầu, anh ta chống cự cảnh sát”, dẫn thông tin từ sở cảnh sát. “Các cảnh sát viên đã còng tay nghi phạm, đồng thời nhận thấy anh này đang có vấn đề về sức khoẻ”.
Nguoi da mau chet sau khi bi canh sat de co gay chan dong-Hinh-2
Nhiều người bày tỏ sự tiếc thương với cái chết của George Floyd ở gần nơi vụ bắt giữ gây phẫn nộ diễn ra trước khi nạn nhân qua đời ở Minneapolis. Ảnh: Zuma Press. 
Tuyên bố cho biết cảnh sát đã gọi xe cứu thương và Floyd được đưa đến Trung tâm Y tế Hennepin. Sau vụ bắt giữ kinh hoàng, Floyd đã tử vong tại trung tâm y tế. “Việc xác định nguyên nhân tử vong có thể kéo dài ít nhất 3 tuần”, các giám định pháp y cho biết.
Hội đồng Giám mục trong tiểu bang Minnesota cho rằng cái chết của Floyd là một thảm kịch, đồng thời hoan nghênh chính quyền tiến hành một cuộc điều tra vụ việc.
“Người dân cần cảm thấy an toàn và có niềm tin vào các cơ quan hành pháp. Chúng tôi hy vọng công lý sẽ được thực thi nếu vụ việc bao gồm hành vi sai trái”, người phát ngôn Jason Adkins của Hội đồng Giám mục Minnesota cho biết.

Mỹ: Dân đụng độ cảnh sát phản đối vụ người da đen bị bắn chết

Cảnh sát St. Louis phải phun hơi cay trấn áp đám đông biểu tình phản đối việc tòa tha bổng cho một cảnh sát da trắng bắn chết nghi phạm da đen.

Mỹ: Dân đụng độ cảnh sát phản đối vụ người da đen bị bắn chết
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet
Cảnh sát St. Louis đụng độ với người biểu tình ngày 15/9 (giờ địa phương) khi người dân phản đối việc một sĩ quan da trắng được tuyên không có tội trong cáo buộc nổ súng làm chết nghi phạm da đen Anthony Lamar Smith hồi năm 2011. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-2
 Cảnh sát St. Louis canh giữ một tuyến phố trong đường đi của người biểu tình. Khoảng 600 người phản đối việc cảnh sát Jason Stockley (36 tuổi) được tuyên vô tội. Lúc đầu dòng người di chuyển trong ôn hòa, nhưng sau đó bùng phát thành bạo động.
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-3
 Cuộc biểu tình phản đối vụ người da đen bị bắn chết thu hút sự tham gia của cả người da đen và da trắng. Vụ việc giữa cảnh sát Stockley và nghi phạm Smith, bị tình nghi bán ma túy, xảy ra năm 2011. Khi bị cảnh sát truy đuổi, Smith lái ôtô chạy trốn buộc cảnh sát phải đuổi theo. Sau màn truy bắt trên phố, xe của nghi phạm đâm vào lề buộc anh phải dừng lại. Lúc này, Stockley cho biết Smith cũng mang theo súng nên anh phải nổ súng trước vì lo sợ nguy hiểm cho bản thân.
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-4
Sau sự việc, Stockley bị buộc tội giết người cấp 1 vì anh bắn Smith tới 5 lần. Nếu bị kết án, viên cảnh sát có thể lĩnh án chung thân và không có cơ hội ân xá. Do vậy, việc tòa tuyên Stockley vô tội khiến người dân địa phương bất bình. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-5
Thống đốc bang Missouri Eric Greitens tuyên bố sự xuất hiện của cảnh sát là để bảo đảm trật tự công cộng. "Nhưng nếu bạn tấn công một nhân viên hành pháp thì chúng tôi sẽ phải bắt giữ bạn. Bạo lực và phá hoại không phải là biểu tình. Đó là phạm tội". 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-6
Khoảng 600 người dân tuần hành từ tòa án nơi tuyên bố kết quả phán xử đi đến trung tâm St. Louis. Họ cầm theo những biểu ngữ như "Phân biệt chủng tộc là có thật" hoặc "Mạng sống người da đen cũng quan trọng". 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-7
Biểu tình ở St. Louis gợi nhớ lại tình hình bạo loạn nghiêm trọng từng xảy ra ở Ferguson (cùng bang Missouri) hồi năm 2014. Khi đó, người dân phản đối việc thiếu niên da màu Michael Brown bị một cảnh sát da trắng bắn chết dù cậu không có vũ khí vào thời điểm 2 bên chạm trán. Viên cảnh sát này sau đó cũng không bị kết tội. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-8
Cảnh sát mặc trang phục chống bạo động khi cuộc biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt dù trời đã về đêm, rất đông người vẫn tụ tập ngoài đường. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-9
 "Chúng tôi không muốn ai bị thương cả. Nhưng đây là cuộc biểu tình về sự bất công không chỉ xảy ra ở St. Louis mà là trên cả nước", Elad Gross, một nhà hoạt động, nói.
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-10
Khoảng 1.000 người đã bao vây nhà riêng của Thị trưởng St. Louis Lyda Krewson, ném gạch đá làm vỡ cửa sổ của căn hộ và ném sơn lên tường quanh nhà. Diễn biến này buộc cảnh sát phải can thiệp. Trong khi đó, tại trung tâm thành phố, đám đông tập trung và phản kháng bằng khẩu hiệu, biểu ngữ tương đối ôn hòa. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-11
Cuộc biểu tình phản đối của người dân St. Louis kéo qua đến ngày thứ 2 liên tiếp hôm 16/9 (ngày 17/9 giờ Hà Nội). 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-12
Người đứng đầu cảnh sát St. Louis, ông Lawrence O'Toole, nói nhân viên an ninh buộc phải sử dụng hơi cay và đạn cao su sau khi người biểu tình nổi loạn và có hành vi bạo lực. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-13
 Người biểu tình té ngã khi họ bị cảnh sát đẩy lùi giữa lúc hai bên giằng co trên phố. "Chúng tôi sẽ không dung thứ bất kỳ hành vi bạo lực nào", chỉ huy lực lượng cảnh sát St. Louis O'Toole, nói.
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-14
Một người che mặt để tránh hơi cay phun từ phía cảnh sát. 
My: Dan dung do canh sat phan doi vu nguoi da den bi ban chet-Hinh-15
Đến chiều tối ngày 16/9, cảnh sát cho biết họ đã bắt 33 người biểu tình, trong khi 11 đồng nghiệp của họ bị thương. Nhà của Thị trưởng Krewson bị hư hại do người dân ném đá trong lúc phản đối. 

Cuộc hôn nhân địa ngục và bi kịch bị thiêu sống của cô dâu da đen

Cô phải chịu đựng những tháng ngày địa ngục và kết thúc cuộc sống trong đau đớn bởi hành vi mất nhân tính của gia đình chồng bằng việc thiêu sống cô.

Cuộc hôn nhân địa ngục và bi kịch bị thiêu sống của cô dâu da đen
Bi kịch sau ngày cưới

Tổng thống Trump công kích nghị sỹ da màu, chính trường Mỹ dậy sóng

Hạ viện Mỹ do phe Dân chủ kiểm soát đã thông qua nghị quyết lên án phát ngôn của Tổng thống Trump, trong khi phe Cộng hòa ra sức bảo vệ ông.

Tổng thống Trump công kích nghị sỹ da màu, chính trường Mỹ dậy sóng

Hạ viện Mỹ hôm 16/7 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết lên án việc Tổng thống công kích 4 nữ nghị sỹ Dân chủ trên trang Twitter, cho đó là “những bình luận phân biệt chủng tộc”. Đây được coi là biện pháp mang tính biểu tượng nhằm hạ bệ uy tín của Tổng thống Trump cũng như những đồng minh trong đảng Cộng hòa của ông.

Tong thong Trump cong kich nghi sy da mau, chinh truong My day song
Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Hạ viện Pelosi. Ảnh: The Hill. 
Cơ hội hạ bệ Tổng thống của phe Dân chủ

Tin mới