Người dân cố thủ trong tòa nhà chờ sập giữa Hà Nội
(Kiến Thức) - Bất chấp chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, người dân khu đơn nguyên 3, C8, tập thể Giảng Võ nhất quyết không chịu di dời.
Nguyễn Nguyên
Theo chỉ đạo khẩn từ Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, trong tháng 9 phải hoàn tất việc di chuyển các hộ dân ra khỏi đơn nguyên 3 nhà C8, khu tập thể Giảng Võ, quận Ba Đình bởi khu tập thể cũ này được xác định là nhà nguy hiểm cấp độ D có nguy cơ đổ sập.
Trước đó, ngày 4/9/2013, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 5374 /QĐ - UBND về việc di chuyển các hộ gia đình, cá nhân tại đơn nguyên III nhà C8, tập thể Giảng Võ.
Hiện 37 hộ dân vẫn cố thủ trong khu tập thể xuống cấp trầm trọng.
Vào tháng 7/2013, Sở Xây dựng Hà Nội cũng đề xuất cần di dời gấp các hộ dân ra khỏi đơn nguyên 3 nhà C8 Giảng Võ sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá an toàn tòa nhà chung cư cũ này.
Theo đơn vị kiểm định là Viện Khoa học công nghệ và Kỹ thuật xây dựng Hà Nội đánh giá, khu tập thể này là nhà nguy hiểm cấp độ D. Hiện nhà có nguy cơ sập đổ bị lún lệch mức độ lớn theo cả hai phương. Độ nghiêng của khối nhà bên phải cầu thang đã vượt quá giới hạn cho phép. Do bị lún lệch nên các liên kết giữa cầu thang và khối nhà như dầm, sàn, mái… đã bị dịch chuyển nhiều, có xu hướng tụt khỏi gối đỡ ngang khiến khu vực này có thể sập xuống bất cứ lúc nào.
Toàn bộ khu vực lan can cầu thang được gia cố bằng thép.
Bên cạnh đó, việc cải tạo đơn nguyên III nhà C8, khu tập thể Giảng Võ cần được nghiên cứu xây dựng lại, đồng thời với việc cải tạo toàn bộ chung cư C8 gồm cả 3 đơn nguyên sẽ do Sở Xây dựng lựa chọn nhà đầu tư. Sở QHKT có trách nhiệm thẩm định quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại chung cư.
Nhiều khu vực trần nhà đã nứt toác gây nguy hiểm cho người dân.
Hiện tại, nơi được xác định bố trí tạm cư là khu chung cư N06, khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp. Trong trường hợp các hộ dân tự lo nhà tạm cư sẽ được hỗ trợ bằng tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định.
Mặc dù công văn khẩn của cơ quan chức năng đã được ban hành nhưng người dân tại đây dường như vẫn rất bàng quan với sự việc này. Theo ghi nhận của Kiến Thức vào ngày 26/8, 37 hộ dân tại khu tập thể vẫn chưa hề có bất cứ động thái di chuyển nào. Thậm chí, một số người dân còn phản ánh rằng, họ nhất định sẽ không chuyển đến nơi ở mới.
Ông Hoàng Văn Nhâm (63 tuổi), nguyên tổ trưởng tổ dân phố cho biết: “Chúng tôi không hề muốn chuyển về khu chưng cư mới tạm cư bởi nơi này xa trung tâm thành phố, không thuận tiện cho đời sống, sinh hoạt... Mặt khác, khu chung cư này cũng đã xuống cấp và chính sách bồi thường không thỏa đáng”.
(Kiến Thức) - Ba công trình nguy hiểm cấp D theo kiểm định của Sở Xây dựng Hà Nội: khu C8 Giảng Võ, tập thể P16A Thụy Khuê, tập thể Bộ Tư pháp (Kim Mã Thượng).
Bên cạnh những khu nhà cao tầng hiện đại, cao cấp, Hà Nội còn có rất nhiều khu tập thể, chung cư đang trong tình trạng báo động về sự xuống cấp nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Sở xây dựng Hà Nội vừa kiểm định xong chất lượng 85 chung cư cũ, trong đó khu C8 Thành Công (Giảng Võ) nằm trong diện cảnh báo về nguy hiểm cấp D do các căn hộ ở đây đã quá cũ.
Hàng loạt những giá đỡ bằng sắt thép được dựng lên ở đây để gia cố cho kết cấu có thể đổ sập bất kỳ lúc nào của chung cư.
(Kiến Thức) - Tại chung cư cũ 11 Vọng Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) người dân đang phải sống chui rúc trong những căn hộ tối tăm, ẩm thấp.
Khu chung cư cũ 4 tầng tại số 11 Vọng Đức (còn được gọi là khu tập thể điện cơ cũ) được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hiện khu nhà này đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí là mối nguy hiểm đối với chính chủ nhân của nó.
(Kiến Thức) - Vào cao điểm, Saing Sambou – một người kinh doanh chuột 46 tuổi tại Campuchia - xuất khẩu tới 2 tấn thịt chuột sang Việt Nam mỗi sáng.
Sau vụ mùa thu hoạch lúa ở Campuchia, người dân bẫy được hàng chục nghìn con chuột mỗi ngày để cung ứng cho thị trường xuất khẩu ngày một phát triển. Chuột đồng ở Campuchia được coi là một loài phá hoại mùa màng nhưng cũng là món đặc sản giàu dinh dưỡng.