Người dân di chuyển, chống dịch COVID-19 thế nào hiệu quả?

(VietnamDaily) - Chỉ trong 10 ngày, dịch COVID-19 lan tới 11 tỉnh. Bộ Y tế yêu cầu tất cả địa phương kích hoạt kịch bản cho tình huống dịch lan rộng. Người dân nên hạn chế đi lại, giao tiếp, giữ gìn vệ sinh, sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Ngày 5/8, tại cuộc giao ban định kỳ với Giám đốc Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố, Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cảnh báo, đợt dịch COVID-19 đang diễn ra tại nước ta phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với giai đoạn trước. Tốc độ lây lan của dịch nhanh hơn, xuất hiện nhiều chùm ca bệnh tại cộng đồng, gia đình.
Trong ngày 5/8 đã có thêm 2 tỉnh khác là Bắc Giang và Lạng Sơn báo cáo các ca bệnh COVID-19 liên quan đến Đà Nẵng, nâng tổng số 11 tỉnh, thành ghi nhận ca mắc trong cộng đồng chỉ trong 10 ngày qua.
Điều này đặt ra thách thức lớn là phải khẩn trương, quyết liệt, làm rất mạnh và cương quyết tất cả biện pháp phòng dịch, giúp hạn chế những ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, khống chế dịch không còn là việc riêng của Quảng Nam, Đà Nẵng mà tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
Nguoi dan di chuyen, chong dich COVID-19 the nao hieu qua?
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, người dân nên hạn chế đi lại, giao tiếp, giữ gìn vệ sinh, sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Ảnh: Internet.
Số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới, do đó người dân cần hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh COVID-19. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn về tình hình phòng chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay trên phạm vi cả nước.
Từ thực tế phòng chống dịch của nước ta và các nước trên thế giới thời gian qua cho thấy; chính việc đi lại, di chuyển nhanh,nhiều; tụ tập đông người là nguyên nhân cơ bản khiến dịch bệnh phát tán khắp nơi; khiến nhiều quốc gia bị “vỡ trận” mà đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Ở nước ta, tại các đô thị trung tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố khác nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị là rất lớn. Nhận rõ thực tế này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19 trên các phương tiện vận tải từ đường bộ, đường hàng không đến đường sắt, đường thủy, ngay khi dịch xuất hiện, Chính phủ luôn yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc theo từng giai đoạn, cấp độ của dịch bệnh để có các biện pháp cụ thể trong phòng chống dịch.
Từ hạn chế từng phần có kiểm soát đến đóng cửa toàn bộ việc vận chuyển hành khách trong và ngoài nước bằng máy bay, tàu hỏa và các loại hình khác đi và đến các vùng có dịch.
Trước tình hình dịch bệnh đang lây lan khó lường trong cộng đồng, chúng ta cần thay đổi nhu cầu, thói quen đi lại, giao tiếp để thích ứng trong tình hình mới.
Theo đó, mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tùy theo điều kiện cần tổ chức lại không gian làm việc, sinh hoạt và sản xuất theo cách phù hợp nhất; làm việc, hội họp trực tuyến; mua sắm, giao tiếp online. Thực hiện sống chậm; sống đơn giản, tiết kiệm để phòng chống dịch. Khi có yêu cầu bắt buộc phải đi lại, ra ngoài nên đi bộ hoặc phương tiện cá nhân để vừa cơ động lại bảo đảm sức khỏe, bắt buộc phải đeo khẩu trang và cách xa 2m lúc trao đổi.
Các đơn vị vận tải, nhất là vận tải hành khách cần hết sức chú ý việc đảm bảo an toàn về phòng chống dịch cho đội ngũ lái xe và hành khách; tuân thủ nghiêm các yêu cầu của ngành chức năng, nhất là ngành y tế.
Nguoi dan di chuyen, chong dich COVID-19 the nao hieu qua?-Hinh-2
Trước tình hình dịch bệnh đang lây lan khó lường trong cộng đồng, chúng ta cần thay đổi nhu cầu, thói quen đi lại, giao tiếp để thích ứng trong tình hình mới. 
Dịch COVID-19 đang hoành hành, có thể lây nhiễm cho bất cứ ai. Các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đang vào cuộc một cách quyết liệt, cụ thể và chi tiết nhất; đội ngũ y bác sĩ và các lực lượng đang ngày đêm cần mẫn nơi tuyến đầu, thậm chí sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sức khỏe của nhân dân.
Do vậy, nếu mỗi người dân đều chủ động, bình tĩnh làm theo các khuyến cáo của ngành chức năng; hạn chế đi lại, giao tiếp; giữ gìn vệ sinh, sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; thể hiện tinh thần thương yêu,đoàn kết chung tay đẩy lùi dịch bệnh; cuộc sống của người dân sẽ trở lại ổn định và phát triển trong thời gian tới.
Để phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đề nghị người dân thực hiện tốt các điểm sau đây:
1. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, khi tham gia các phương tiện công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.
3. Hạn chế đi đến nơi công cộng, các khu vực tập trung đông người. Hạn chế tụ tập đông người khi không cần thiết.
4. Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn

Người xưa dùng quan niệm mê tín để lý giải dịch bệnh như nào?

(VietnamDaily) - Hàng ngàn năm trước, nhiều nền văn minh cổ xưa đối diện với những dịch bệnh tồi tệ khiến nhiều người bỏ mạng. Do khoa học, y tế chưa phát triển nên người xưa đã dùng những quan niệm mê tín để lý giải sự bùng phát của dịch bệnh.

Nguoi xua dung quan niem me tin de ly giai dich benh nhu nao?
 Nhiều dịch bệnh tồi tệ đoạt mạng hàng ngàn người bùng phát vào hàng ngàn năm trước. Theo đó, không ít nền văn minh cổ xưa đối diện sự mất mát lớn về con người. 

Dịch bệnh cười đáng sợ lây lan chóng mặt năm 1962

(VietnamDaily) - Vào năm 1961, Tanzania đối mặt với sự bùng phát của dịch bệnh cười vô cùng đáng sợ. Các nạn nhân cười liên tục trong suốt nhiều tiếng và có sự lây lan trong cộng đồng. Khoảng 1.000 người mắc căn bệnh bí ẩn này và nạn nhân đều là trẻ em. 

Dich benh cuoi dang so lay lan chong mat nam 1962
 Dịch bệnh cười bùng phát tại một trường nữ sinh ở Tanganyika, Tanzania vào ngày 30/1/1962. Vào ngày hôm ấy, 3 nữ sinh đột ngột cười lớn.