Người dân Đức tự xây hầm tránh bom

Trong trường hợp một cuộc chiến tranh quy mô lớn nổ ra ở Châu Âu, người dân Đức sẽ tự xây hầm tránh bom ở những nơi như tầng hầm và nhà để xe.

Tờ Bild dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Đức hôm 28/1 cho biết, theo báo cáo, Bộ này dự kiến sẽ hoàn thành dự thảo về "Kế hoạch hoạt động" (OPLAN) được phân loại vào tháng 4.
Dự thảo hình dung Đức là một "quốc gia trung chuyển" quan trọng trong việc cung cấp vũ khí và thiết bị, thay vì một quốc gia có tiền tuyến tích cực. Vì vậy, binh lính sẽ được giao nhiệm vụ bảo vệ các đường cao tốc, nhà ga và bến cảng quan trọng, Bild đưa tin.
Đồng thời, chính phủ sẽ phải dựa vào dân thường để tham gia và thực hiện một số nhiệm vụ vốn thường được giao cho quân đội và cảnh sát, bao gồm cả việc bảo vệ các nhà máy điện.
Nguoi dan Duc tu xay ham tranh bom
Một hầm tránh bom ở Hanover, Đức, ngày 25/1/2024. Ảnh: Getty.  
Được biết, chỉ 579 hầm tránh bom còn khả năng hoạt động ở Đức, vì vậy bản kế hoạch khuyến khích người dân tự xây dựng hầm trú ẩn của riêng mình ở những nơi như tầng hầm và nhà để xe.
Tờ Bild dẫn lời lãnh đạo Văn phòng Bảo vệ Dân sự và Hỗ trợ Thiên tai Liên bang Ralph Tiesler nói rằng việc xây dựng các hầm trú ẩn tập trung mới "không còn khả thi" do hạn chế về thời gian.

Đức đang tìm cách tăng cường quân đội, với lý do các mối đe dọa tiềm ẩn xuất phát từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Chính phủ nước này đã đặt mục tiêu tăng quy mô của Bundeswehr (quân đội Đức) từ 183.000 binh sĩ lên 203.000 vào năm 2031.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Chiêm ngưỡng những đường hầm thú vị nhất thế giới

Hầm tránh bom hạt nhân 400 tỷ siêu sang ở Mỹ

Căn hầm tránh bom hạt nhân được đào sâu 12 mét dưới lòng đất và nội thất không thua kém bất kì khách sạn 5 sao nào.

Ham tranh bom hat nhan 400 ty sieu sang o My
 Căn hầm nằm sâu 12 mét dưới lòng đất.

Đột nhập hầm trú ẩn hạt nhân giữa cánh đồng ở Anh

(Kiến Thức) - Hầm trú ẩn hạt nhân nằm giữa một cánh đồng ở Scotland thuộc sở hữu của một nhà buôn đồ cổ. Được biết, căn hầm bí mật này được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh và đang được rao bán với giá 20.000 bảng Anh. 

Theo The Sun, hầm trú ẩn hạt nhân nằm giữa cánh đồng rộng hơn 230 m2 ở Scotland được John Letham, một dân buôn đồ cổ 54 tuổi, mua vào năm 2003. Nhưng hiện giờ, ông đang rao bán nơi này với giá 20.000 bảng Anh.
Theo The Sun, hầm trú ẩn hạt nhân nằm giữa cánh đồng rộng hơn 230 m2 ở Scotland được John Letham, một dân buôn đồ cổ 54 tuổi, mua vào năm 2003. Nhưng hiện giờ, ông đang rao bán nơi này với giá 20.000 bảng Anh. 
“Tôi đang rao bán nó vì tôi không sống ở Anh nữa. Hy vọng sẽ có ai đó thích nơi này”, John chia sẻ.
“Tôi đang rao bán nó vì tôi không sống ở Anh nữa. Hy vọng sẽ có ai đó thích nơi này”, John chia sẻ. 
Một tấm bản đồ vẫn còn lưu trữ trong boongke tránh bom hạt nhân nằm giữa cánh đồng. Được biết, boongke này được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh.
Một tấm bản đồ vẫn còn lưu trữ trong boongke tránh bom hạt nhân nằm giữa cánh đồng. Được biết, boongke này được xây dựng từ thời Chiến tranh Lạnh. 
Nhà vệ sinh được ngăn cách với căn phòng chính của boongke bởi cánh cửa này.
Nhà vệ sinh được ngăn cách với căn phòng chính của boongke bởi cánh cửa này. 
Một góc bên trong hầm trú ẩn hạt nhân bí mật dưới lòng đất của John.
 Một góc bên trong hầm trú ẩn hạt nhân bí mật dưới lòng đất của John.
Căn hầm được xây dựng vào năm 1962. Bạn sẽ phải leo thang để xuống dưới hầm.
 Căn hầm được xây dựng vào năm 1962. Bạn sẽ phải leo thang để xuống dưới hầm.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa hạt nhân không còn nữa và những boongke như thế này trở nên thừa thãi.
 Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối đe dọa hạt nhân không còn nữa và những boongke như thế này trở nên thừa thãi.
Boongke có phòng chính là trung tâm liên lạc. Ngoài ra, còn có phòng ngủ và một nhà vệ sinh.
 Boongke có phòng chính là trung tâm liên lạc. Ngoài ra, còn có phòng ngủ và một nhà vệ sinh.
Một căn phòng khác bên trong boongke.
 Một căn phòng khác bên trong boongke.
Trước đó, boongke tránh bom hạt nhân này từng thuộc sở hữu của một công ty viễn thông.
Trước đó, boongke tránh bom hạt nhân này từng thuộc sở hữu của một công ty viễn thông. 

Tin mới