Người dân Hàn-Triều nghĩ gì về thượng đỉnh liên Triều lần 3?
(Kiến Thức) - Người dân Hàn Quốc và Triều Tiên đều kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba này sẽ diễn ra tốt đẹp, góp phần tăng cường mối quan hệ hai nước cũng như mở ra cơ hội hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Thiên An (Tổng hợp)
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba trong năm nay giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thu hút sự quan tâm của cả thế giới trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên giữa Washington và Bình Nhưỡng lâm vào tình cảnh bế tắc và có nguy cơ sụp đổ.
Chắc hẳn hơn ai hết, người dân hai miền bán đảo Triều Tiên là những người đặt kỳ vọng nhiều nhất vào cuộc gặp thượng đỉnh này, với hy vọng hội nghị sẽ diễn ra tốt đẹp, tạo cơ hội khai thông bế tắc để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa, hướng tới thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫy chào người dân hai bên đường tại Bình Nhưỡng hôm 18/9. Ảnh: Yonhap News.
Được biết, khi Tổng thống Moon Jae-in lên đường tới Bình Nhưỡng sáng ngày 17/9, người dân Hàn Quốc đã tập trung gần Nhà Xanh ở thủ Seoul và vẫy quốc kỳ chúc hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần 3 diễn ra tốt đẹp. Họ còn cầm theo nhiều khẩu hiệu với dòng chữ mang nội dung “phi hạt nhân hóa”.
Về phía Triều Tiên, người dân cũng rất hào hứng với chuyến thăm của ông Moon Jae-in tới Triều Tiên. Họ cầm cờ và những bó hoa chào đón Tổng thống Hàn Quốc khi ông tới Bình Nhưỡng, bày tỏ hy vọng cuộc gặp lần này sẽ mở ra cơ hội hòa bình lâu dài và thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên.
"Thống nhất hai miền bán đảo Triều Tiên là ước vọng cao nhất của cố Chủ tịch Kim Jong-il và nhà sáng lập Kim Il-sung. Đây cũng là ước vọng của người dân chúng tôi", một người dân Triều Tiên chia sẻ.
"Tôi hy vọng thống nhất hai miền Triều Tiên sẽ sớm diễn ra. Hy vọng rằng, chính phủ hai nước sẽ chuẩn bị những kế hoạch thực tế thay vì cứ lý giải một cách mơ hồ để mọi người có thể nhìn nhận việc thống nhất hai miền Triều Tiên một cách tích cực hơn", một người dân Triều Tiên khác bày tỏ.
Và người dân hai miền có thể yên tâm phần nào bởi mong ước của họ cũng chính là mục đích của Tổng thống Moon trong chuyến thăm Bình Nhưỡng lần này.
"Điều tôi muốn đạt đến là hòa bình. Tôi không tìm kiếm thay đổi tạm thời có thể bị định đoạt bởi các điều kiện quốc tế. Tôi muốn hòa bình lâu dài, không thể đảo ngược, không thể bị lay chuyển bởi các điều kiện quốc tế", hãng thông tấn Yonhap dẫn lời Tổng thống Moon trong cuộc họp hàng tuần với các cố vấn tại Nhà Xanh trước đó.
Mời độc giả xem video: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đón Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại sân bay Bình Nhưỡng (Nguồn: CNA)
Dù vậy phe đối lập ở Hàn Quốc lại tỏ ra nghi ngờ hội nghị thượng đỉnh liên Triều giữa Tổng thống Moon Jae In và nhà lãnh đạo Kim Jong Un lần này sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp như mong đợi. giữa lúc công chúng ngày càng nghi ngờ động cơ của người đứng đầu Triều Tiên đằng sau lời hứa "phi hạt nhân hóa hoàn toàn".
Theo đó, Hàn Quốc đang chia rẽ về cuộc hội nghị thượng đỉnh tại Bình Nhưỡng, nhiều người không tin Tổng thống Moon có thể giúp phá thế bế tắc hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, theo một khảo sát được thực hiện hồi đầu tháng 9.
Trong nước, Tổng thống Moon đang "đau đầu" về nhiều vấn đề kinh tế, như thị trường việc làm tăng trưởng mờ nhạt, giá bất động sản tăng vọt,... Các chuyên gia cho rằng những "cơn đau đầu" này càng khiến người dân phản đối chính sách Triều Tiên của ông.
"Nếu Tổng thống Moon không kịp thời chấn chỉnh các vấn đề kinh tế, ông ấy sẽ không thể tiếp tục làm công chúng hài lòng với chính sách Triều Tiên", ông Nam Sung Wook, giáo sư tại Đại học Hàn Quốc, nhận định. "Nếu tình hình kinh tế Hàn Quốc không được cải thiện, nhiều người sẽ yêu cầu ông Moon dừng việc đối thoại với Triều Tiên và bắt đầu giải quyết các vấn đề trong nước".
Phái đoàn Mỹ đến Bình Nhưỡng chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ-Triều
Phái đoàn quan chức Mỹ đến Triều Tiên ngày 27/5 để thảo luận các công tác chuẩn bị cho cuộc gặp Donald Trump - Kim Jong Un dù khả năng thượng đỉnh diễn ra vẫn còn được để ngỏ.
Theo tiết lộ của Washington Post, Đại sứ Mỹ tại Philippines Sung Kim đã được triệu tập dẫn đầu phái đoàn đến Triều Tiên ngày 27/5. Ông là cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc và từng tham gia đàm phán hạt nhân với Triều Tiên.
Cựu quan chức Mỹ: Tổng thống Trump đang “dâng chiến thắng” cho Triều Tiên
Các chuyên gia phân tích lo ngại Tổng thống Trump đang nói quá sớm về một chiến thắng tại thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore sắp tới, trong khi chưa đạt được bất cứ một thỏa thuận sơ bộ nào với Triều Tiên.
So với các cựu tổng thống Mỹ, ông Donald Trump có cách tiếp cận lãnh đạo đối thủ tương đối khác biệt. Theo Washington Post, trong chiến dịch giải cứu hai nhà báo Mỹ bị bắt làm con tin tại Bình Nhưỡng năm 2009, ông Bill Clinton đã dặn dò kĩ lưỡng các trợ lý "không được mỉm cười" trước buổi gặp với nhà lãnh đạo Kim Jong Il - cha ông Kim Jong Un.
Ba bóng hồng giúp ông Kim Jong-un thắng lớn trên trường quốc tế
Đằng sau sự thành công của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại thượng đỉnh Mỹ-Triều là hình bóng của 3 người phụ nữ tuy lặng lẽ nhưng có vai trò quyết định tích cực.
Trong bài viết với tựa đề: "Thượng đỉnh Trump-Kim và bóng dáng những người phụ nữ Triều Tiên", tờ La Croix nhắc đến 3 người phụ nữ thân cận với ông Kim Jong-un, đó là cô em gái út Kim Yo-jong, 31 tuổi; đệ nhất phu nhân Ri Sol-Ju 29-30 tuổi và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách về Mỹ, bà Choe Son-hui, 53-54 tuổi.
Từ trái sang phải: Kim Yo-jong, Ri Sol-ju và Choe Son-hui.