Người dân muốn vào Hải Phòng phải có giấy xác nhận

Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng chỉ đạo, người trở về Hải Phòng kể từ trưa 6/2 phải có giấy xác nhận của UBND cấp xã tại nơi đi, trong đó nêu rõ lý do, lịch trình di chuyển vào thành phố.

Chiều 5/2, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 làm việc với một số huyện giáp ranh tỉnh Hải Dương.
Sau khi Sở Y tế và các đơn vị liên quan báo cáo, ông Nguyễn Văn Tùng yêu cầu, kể từ 12h00 ngày 6/2, thành phố kiểm soát tất cả các công dân ra và vào thành phố.
Cụ thể, đối với công dân vào thành phố, phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã tại nơi đi, trong đó nêu rõ lý do, lịch trình vào thành phố. Đối với công dân ra khỏi thành phố, phải có Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú về lý do, lịch trình đi và khi trở lại.
Nguoi dan muon vao Hai Phong phai co giay xac nhan
 Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng.
Yêu cầu các chủ phương tiện, chủ hàng bố trí nơi ăn, nghỉ tập trung cho các lái xe liên tỉnh.
Đối với các chốt kiểm soát tại các cửa ngõ thành phố, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng yêu cầu tăng thêm lực lượng công an và quân sự để kiểm soát công dân ra khỏi thành phố.
Tổ chức đưa ngay về các khu cách ly y tế tập trung của thành phố đối với các công dân đến thành phố từ tỉnh Hải Dương và tỉnh Quảng Ninh và các công dân đến từ các vùng có dịch tại các tỉnh, thành phố khác đến thành phố theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Chỉ cho phép vào thành phố đối với các công dân từ các địa phương không có dịch khi đã có xác nhận của UBND cấp xã nơi đi và đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Chỉ cho phép ra khỏi thành phố đối với các công dân đã có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú. Khi quay trở lại phải có xác nhận của UBND cấp xã nơi đến. Trường hợp quay trở lại mà qua các vùng có dịch thì phải thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định và người bị cách ly phải chịu các chi phí để thực hiện cách ly.
Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng giao Chủ tịch UBND các quận, huyện chỉ đạo Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc cấp giấy xác nhận đối với các trường hợp nêu trên và chịu trách nhiệm về việc xác nhận. Thành lập thêm Chốt kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại chân Cầu Nghìn.
Bổ sung thêm 24 người (Công an: 12 người, Quân đội: 12 người) tại các chốt kiểm soát ra vào thành phố đang thực hiện, để kiểm soát công dân ra thành phố.
Giao Công an thành phố, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Sở Y tế điều động, bố trí lực lượng tham gia các chốt kiểm soát từ 8h00 ngày 06/02/2021. Giao UBND các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với các Chốt kiểm soát, bố trí đầy đủ, kịp thời trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo cho các chốt kiểm soát đầu ra hoạt động hiệu quả cao nhất.
Đối với các Tổ kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 ở thôn, tổ dân phố, ngoài việc truy vết theo chỉ đạo của thành phố, cần tập trung rà soát công dân mới về địa bàn:
Các công dân về địa bàn sau 12h ngày 06/02/2021 mà không có Giấy xác nhận của UBNND cấp xã nơi đi và các công dân đến từ tỉnh Hải Dương, tỉnh Quảng Ninh, các vùng có dịch tại các tỉnh, thành phố khác ở trên địa bàn thì tổ chức đưa ngay về các Khu cách ly tập trung của thành phố theo quy định. Đối với các lái xe liên tỉnh, yêu cầu đến ăn, nghỉ tập trung tại nơi do Chủ phương tiện, chủ hàng bố trí.
Giao Sở Tài chính, Sở Y tế đề xuất hỗ trợ thêm cho các Tổ kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trong các ngày tết và ứng kinh phí bồi dưỡng mà thành phố đã quy định cho các địa phương.
Giao Công an thành phố tăng cường lực lượng Cảnh sát giao thông thủy tuần tra thường xuyên trên các tuyến đường sông giáp ranh với các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, các bến bãi trên các tuyến sông và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong công tác phòng chống dịch. Đối với các trường hợp cố tình không đi cách ly y tế tập trung thì áp dụng biện pháp cưỡng chế đưa đi cách ly tập trung theo quy định.

>>> Mời độc giả xem thêm video Xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ nhân viên sân bay Cần Thơ

Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp.

Cách ly tập trung với người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh: Có nên?

10 tỉnh, thành phố trên cả nước đang có dịch COVID-19, song điều đó không có nghĩa tất cả người dân tại các địa phương này đều thuộc diện cách ly, không được phép di chuyển.

8 ngày qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khi Việt Nam đã ghi nhận 366 bệnh nhân trong cộng đồng tại 10 tỉnh, thành phố. Để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều địa phương đang có những cách thức cách ly khác nhau với người về từ vùng có dịch.

Cho ý kiến về vấn đề này với báo chí, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, theo hướng dẫn cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Ban Chỉ đạo quốc gia cũng như của Bộ Y tế, đối với những khu vực có ổ dịch được Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định khoanh vùng và phong toả phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả những đối tượng F1 phải đưa đi cách ly tập trung. Những đối tượng F2 thì phải cách ly theo dõi tại nhà.

Cach ly tap trung voi nguoi den tu Hai Duong, Quang Ninh: Co nen?
Khu cách ly tập trung tại huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. 

Hải Dương, Hà Nội, Quảng Ninh, Điện Biên thêm ca nhiễm COVID-19 mới

Sáng 5/2, Điện Biên trở thành địa phương thứ 11 của cả nước ghi nhận có ca nhiễm COVID-19. Hải Dương ghi nhận thêm 6 ca, Hà Nội 1 ca và Quảng Ninh 2 ca nhiễm mới.

Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương có dịch COVID-19 sáng 5/2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, Điện Biên là địa phương thứ 11 của cả nước ghi nhận ca mắc COVID-19.
Theo đó, đến 6h30 sáng 5/2, Điện Biên đã ghi nhận 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2; trong đó có 2 ca đã được xét nghiệm khẳng định xuất phát từ Cẩm Giàng, Hải Dương đi lên Điện Biên. Những trường hợp này đã xét nghiệm 2 lần.

Tin mới