Người đàn ông 30 tuổi sốc nặng khi biết mình mắc bệnh này

Người đàn ông mới ngoài 30 tuổi mắc bệnh Parkinson đã vô cùng sốc và bất ngờ.

“Sốc” khi mắc căn bệnh người già hay gặp phải
Tới tham dự lễ thành lập câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson tại Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh (Bệnh viện Việt Đức), anh Phùng Văn Thuấn (sinh năm 1979, Hải Phòng) cảm thấy rất vui vì giờ đây đã có một nơi để sinh hoạt và giúp cho mọi người hiểu hơn về căn bệnh Parkinson.
Cách đây 5 năm, khi đó anh Thuấn được chẩn đoán mắc căn bệnh Parkinson. Khi nhận kết quả trên tay anh Thuấn không tin vào mắt mình và rất “sốc”. Anh không ngờ được căn bệnh chỉ xuất hiện ở người già lại rơi vào một người trẻ như anh.
Anh Thuấn chia sẻ, năm nay 32 tuổi, anh bắt đầu có cảm thấy tay trái mất dần cảm giác khi bê vác đồ nặng. Từ mất cảm giác tay trái dần chuẩn sang tay phải. Lúc đầu anh Thuấn chỉ nghĩ do làm việc nặng nhọc nên bị căng cơ tay mất cảm giác.
Hai năm trôi qua, tay anh Thuấn bắt đầu bị run, ban đầu chỉ run hai tay sau đó bị run xuống chân. Căn bệnh đã ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc anh Thuấn đã phải đi khám.
“Khi nhận kết quả từ bác sĩ, tôi không thể tin nổi và rất sốc. Lúc đó tôi rất bi quan, sợ không thể chăm lo được cho vợ con”, anh Thuấn chia sẻ.
 
Theo anh Thuấn anh cũng không biết vì sao lại bị mắc căn bệnh Parkinson sớm tới như vậy. Việc thường xuyên bị run tay, chân khiến cho anh không thể làm việc được như mọi người.
Điều anh Thuấn mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh Parkinson để không còn kỳ thị, phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Đây là bệnh mãn tính phải điều trị suốt đời vì vây khi phát hiện ra bệnh cần đi điều trị sớm để giảm đi những rối loại khác.
Các bệnh nhân đều mong muốn giảm bớt các thủ tục bảo hiểm y tế để người bệnh yên tâm điều trị. Bởi vì hiện nay chính sách bảo hiểm y tế có quá nhiều khâu, bệnh nhân Parkinson phải đi lần lượt từ các tuyến dưới mới được lên tuyến trên điều trị mất rất nhiều thời gian.
Căn bệnh kéo theo nhiều rối loạn khác nhau
Theo PGS.TS.BS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh (Bệnh viện Việt Đức), hiện nay, bệnh Parkinson vẫn chưa rõ nguyên nhân. Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và có thể gặp ở những lứa tuổi trẻ hơn.
Ở giai đoạn khởi phát, bệnh có triệu chứng lâm sàng thường rất kín đáo, có thể mệt mỏi, cảm giác lưng, cổ, vai, háng, các động tác bị chậm lại, tầng số lần chớp mắt giảm, đi tay không đung đưa theo nhịp… Bệnh sẽ tiến triển sẽ có những triệu chứng rõ ràng hơn như run ngón tay, chi dưới, động tác chậm chạp, nói khó khăn, khó cử động…
Bệnh Parkinson sẽ kéo theo hàng loạt các rối loạn gây ra những khó khăn trong cuộc sống của bệnh nhân như: rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ), rối loạn tiêu hóa (trào ngược dạ dày, táo bón), giảm hoặc tăng ham muốn tình dục, rối loạn huyết áp, rối loạn tâm thần…
Bác sĩ Hệ cho hay: “Parkinson là bệnh phải điều trị suốt đời, việc phẫu thuật cho bệnh nhân chỉ giúp giảm run để có cuộc sống tốt hơn chứ không thể giúp bệnh nhân khỏi được bệnh. Bệnh nhân Parkinson rất cần có sự quan tâm động viên của gia đình và xã hội. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân vì tự ti mặc cảm của bản thân mà đã lâm vào trầm cảm muốn tìm tới cái chết”.
Theo bác sĩ Hệ, việc cho ra đời câu lạc bộ bệnh nhân Parkinson sẽ giúp cho bệnh nhân có cơ hội chia sẻ những tâm tư tình cảm. Qua đó, các bác sĩ cũng hiểu hơn về những khó khăn của bệnh nhân giúp cho họ vượt qua bệnh tật và có cuộc sống tốt hơn.

Cách kiểm tra mắt đơn giản phát hiện sớm bệnh parkinson

(Kiến Thức) - Đây hứa hẹn sẽ là phương pháp phát hiện sớm bệnh parkinson trong tương lai.

 

Phát hiện sớm bệnh parkinson luôn là một vấn đề làm đau đầu các nhà khoa học bấy lâu nay vì hiện tại vẫn chưa có cách gì chắc chắn để có thể thực hiện điều đó.
Thường các bệnh nhân sẽ được kết luận mắc chứng parkinson khi đã quá muộn và phương pháp chuẩn đoán sớm parkinson qua việc kiểm tra mắt hứa hẹn sẽ mở ra một trang mới trong việc chuẩn đoán, điều trị căn bệnh này.

Bệnh nhân Parkinson hết “múa” nhờ phẫu thuật

(Kiến Thức) -Bị Parkinson nặng đến mức không thể kiểm soát được run, cứng đờ các cơ ở tay chân, thậm chí uống thuốc xong vẫn cứ run... bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. 

Thế nhưng, nhờ được phẫu thuật đặt điện cực kích thích não sâu, bệnh nhân đã giảm triệu chứng tới 70%, có thể trở về cuộc sống bình thường.
Suýt tàn phế vì bệnh

Tin mới