Người đàn ông bơi qua sông suốt 11 năm để đi làm cho tiện

Nhân viên văn phòng Zhu Biwu đã nghĩ ra cách khác người bơi qua sông Trường Giang để vượt qua tình trạng tắc đường vào giờ cao điểm.

Theo Daily Mail, người đàn ông 53 tuổi sống ở phía nam thành phố Vũ Hán, đã có ý tưởng vượt tắc đường bằng cách bơi qua sông Trường Giang để đến văn phòng làm việc.
Zhu nói mình mất 30 phút để bơi qua sông từ nhà. Quãng đường này mất một tiếng nếu Zhu đi bằng tàu.
Zhu sống ở quận Hanyang, là quản lý một khu chợ thực phẩm ở Wuchang, theo China News.
Video đăng tải trên internet cho thấy cảnh Zhu nhảy xuống sông bơi vào mỗi 7 giờ sáng hàng ngày. Zhu cẩn thận để quần áo đi làm, giày và đồ cá nhân vào túi chống nước.
Nguoi dan ong boi qua song suot 11 nam de di lam cho tien
 
Zhu nói việc bơi qua sông không chỉ giúp mình tiết kiệm thời gian, mà còn duy trì sức khỏe tốt hơn. Zhu từng bị tiểu đường tuýp 2 vào năm 1999 và nặng hơn 100kg.
Năm 2004, Zhu bắt đầu học bơi gần bờ sông và không ngừng rèn luyện để bơi qua quãng đường 2.200 mét. Đến năm 2008, Zhu tham gia vào cuộc thi bơi và bắt đầu chọn đường khác đi làm.
“Cân nặng và lượng đường trong máu của tôi đã trở về mốc bình thường và ổn định trong những năm qua”, Zhu nói.
Zhu nói hầu hết các tàu thuyền di chuyển quanh sông Trường Giang ở khu vực này đều đã biết mặt mình nên luôn dừng lại nhường đường. Theo lời Zhu, bơi ếch là giải pháp hiệu quả nhất để có thể nhìn thấy những gì đang diễn ra xung quanh.
“Dĩ nhiên là cần được huấn luyện chuyên nghiệp rồi hẵng tự mình bơi qua sông”, Zhu nói.
Các đồng nghiệp và cư dân mạng bày tỏ sự ấn tượng với sức chịu đựng của Zhu. Một đồng nghiệp họ Wu nói Zhu luôn là người đến công ty sớm nhất.
“Tôi đã làm việc với ông ấy 10 năm”, người phụ nữ nói. “Ông ấy không hề đi muộn, dù chỉ một lần”.
“Dù là người bơi giỏi nhưng tôi không nghĩ mình có can đảm để làm như vậy”, một người dùng mạng xã hội Weibo bình luận.
“Trông ông ấy không giống 53 tuổi cho lắm. Có lẽ là do luyện tập nhiều”, một bình luận khác viết.
“Có lẽ việc đi làm chỉ là lý do để ông ấy bơi hàng km mỗi ngày”, người khác nói.
Người thứ ba bình luận: “Đúng là một cách đi làm sáng tạo. Nhưng hãy luôn đảm bảo an toàn”.

Cận cảnh những cây cầu ấn tượng ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Những cây cầu ấn tượng ở Trung Quốc không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại mà còn trở thành điểm du lịch nổi tiếng.

Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc
Quang cảnh nhìn từ trên cao một cây cầu ấn tượng ở Trung Quốc đang được xây dựng ở Tất Tiết, tỉnh Quý Châu, hôm 10/9/2016. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-2
Một cây cầu chưa hoàn thiện nằm gần trung tâm tài chính Yujiapu ở Thiên Tân, Trung Quốc, ngày 22/2/2016. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-3
Đám đông chen chúc nhau trên cây cầu ở Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, trong lễ hội thường niên Caiqiaohui hôm 18/3/2014. Người dân tin rằng, việc bước lên cây cầu này trong dịp lễ hội có thể giúp họ thoát khỏi khổ nạn và bệnh tật. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-4
Những chiếc xe tải chuẩn bị đi qua một cây cầu bắc qua sông Trường Giang đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi cây cầu được hoàn thiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, ngày 11/12/2014. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-5
Cây cầu New Yalu River được xây dựng để nối khu Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) với thành phố Sinuiju (Triều Tiên). Bức ảnh chụp ngày 11/9/2016. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-6
 Người đàn ông đi trên cây cầu đi bộ dẫn tới một trung tâm mua sắm ở thủ đô Bắc Kinh hôm 19/1/2015.
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-7
Cây cầu đang được xây dựng tại một khu vực ngập lụt ở Vũ Hán, Hồ Bắc, ngày 9/7/2016. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-8
Người dân đi qua cây cầu dẫn tới ga tàu Bắc Kinh hôm 18/1/2012. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-9
Cây cầu kính đặc biệt ở Trung Quốc bắc qua hẻm núi lớn ở Công viên Rừng Quốc gia Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-10
Một cây cầu tuyệt đẹp bắc qua sông ở tỉnh Chiết Giang. Ảnh chụp ngày 17/6/2013. 
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-11
 Du khách đi bộ trên cây cầu bị “đóng băng” ở khu nghỉ dưỡng núi Thiên Môn Sơn, Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, ngày 29/1/2015.
Can canh nhung cay cau an tuong o Trung Quoc-Hinh-12
Một đoàn tàu cao tốc chạy trên cây cầu Yongdinghe ở Bắc Kinh ngày 26/12/2012. 

Ngắm sông dài thứ 2 châu Á “thức giấc” sau mùa đông

Con sông dài thứ hai châu Á bắt đầu “thức giấc” sau khi mặt nước bị đóng băng một phần vào mùa đông.

Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong
Nhiệt độ xuống dưới 0 độ C vào mùa đông đã khiến khoảng 20 km mặt nước trên sông Hoàng Hà -  sông dài thứ hai châu Á - ở Trung Quốc bị đóng băng.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-2
Ngay cạnh mặt sông bị đóng băng, một phần trong bức ảnh này là vùng hoang mạc ở Ninh Hạ. Đây là khu vực có nhiều lăng mộ và tác phẩm chạm khắc đá từ thời tiền sử.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-3
Dòng sông Hoàng Hà "mở cửa" trở lại để tàu thuyền di chuyển từ ngày 10.2, khi thời tiết ấm hơn vào mùa xuân. Những hình ảnh được chụp ngày 7.2 tại khu vực Ninh Hạ cho thấy lớp băng đã bắt đầu vỡ và tan chảy.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-4
Những tảng băng bắt đầu tan và trôi trên mặt sông kết hợp với các cánh đồng trên bờ tạo nên cảnh tượng vô cùng ngoạn mục.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-5
Với chiều dài 5.464 km, ỏ châu Á, sông Hoàng Hà chỉ dài sau sông Trường Giang (còn gọi là sông Dương Tử, cũng ở Trung Quốc).
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-6
Những tảng băng trôi trên sông Hoàng Hà tại đoạn chảy qua Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-7
Nhưng mảnh băng vỡ trông như cánh hoa trên sông Hoàng Hà.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-8
Theo Cơ quan khí tượng Trung Quốc, nhiệt độ trung bình vào mùa đông tại tỉnh Ninh Hạ từ -15 đến -7 độ C.
Ngam song dai thu 2 chau A “thuc giac” sau mua dong-Hinh-9
Ninh Hạ là vùng hoang mạc nằm ở độ cao cách mặt nước biển 1.000 m. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng Hồi giáo ở Trung Quốc.

Tin mới