Người đàn ông cắt bỏ 70cm ruột vì ăn dưa hấu để qua đêm

(VietnamDaily) - Chỉ vì ăn dưa hấu để qua đêm, anh Trương, người Trung Quốc đã bị nhiễm trùng đường ruột, cuối cùng bị hoại tử, buộc phải cắt bỏ 70cm ruột non mới sống sót.

Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, sau khi đi dạo về, anh Trương, người Hồ Nam cảm thấy miệng đắng lưỡi khô, vô cùng khát nước. Muốn ăn thứ gì đó nhiều nước lại mát lạnh, anh Trương đã mở tủ lạnh lấy ra miếng dưa hấu bỏ vào từ đêm qua.
Không ngờ, 2 tiếng sau anh Trương bỗng đau bụng dữ dội. Mới đầu tưởng rằng chỉ cần nhịn là sẽ hết đau nhưng ai ngờ càng nhịn lại càng đau nặng.
Cứng rắn chịu đựng đến ngày thứ hai, anh Trương thực sự đau đến không đi nổi, được gia đình nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh Trương bị tắc ruột cấp tính, nhiễm trùng đường ruột. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, anh Trương được chuyển đến bệnh viện tuyến trên.
Nguoi dan ong cat bo 70cm ruot vi an dua hau de qua dem
Ảnh minh họa. 
Sau khi bác sĩ kiểm tra cẩn thận một lần nữa, phát hiện một đoạn ruột non dài gần 70cm của anh Trương đã bị sung huyết, phù nề, hoại tử và tích tụ nhiều khí. Anh Trương được chẩn đoán là "viêm ruột gây hoại tử và xuất huyết cấp tính" và chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ.
May mắn thay, ca phẫu thuật diễn ra kịp thời và anh Trương đã hồi phục tốt sau ca mổ.
Thật trùng hợp, cô Lưu ở Hán Dương, Vũ Hán, Hồ Bắc cách đây không lâu cũng suýt mất mạng sau khi ăn dưa hấu để qua đêm. Bác sĩ chẩn đoán, vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng, gây nguy hiểm đến tính mạng.
May mắn thay, sau một loạt các cuộc điều trị, cuối cùng cô Lưu cũng qua khỏi cơn nguy kịch.

Nhất định phải bỏ phần này của con tôm nếu không muốn nhiễm độc

(VietnamDaily) - Khi ăn tôm nhất định phải bỏ phần đầu tôm, đường chỉ đen trên lưng tôm và xem xét môi trường sống của tôm qua mang. 

Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc
 Tôm xào cay, tôm rim thịt, tôm tẩm bột, tôm hấp, tôm nấu canh, tôm om... rất nhiều món tôm khiến người ta thèm thuồng. Tuy nhiên, mọi người có biết rằng, ăn tôm cũng cần phải lưu ý, đặc biệt là bộ phận này của tôm, khi ăn nhất định phải bỏ, không được tiếc, nếu không chỉ ôm bệnh vào người, chữa nhiều tiền cũng chưa chắc khỏi.
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-2
 Đó là phần đầu tôm, phải bỏ hẳn đầu tôm khi nấu ăn vì tôm càng có khả năng tích tụ các kim loại nặng như chì, cadimi nhất định trong môi trường sống, đầu tôm chứa hệ thống tiêu hóa và bài tiết, là nơi hấp thụ và xử lý chất độc, tích trữ kim loại nặng, đồng thời cũng là nơi phát sinh mầm bệnh và ký sinh trùng dễ tích tụ. Vì vậy, nhất định phải bỏ hẳn đầu tôm khi ăn.
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-3
Thêm vào đó, môi trường sinh trưởng và độ tươi của tôm cũng cần phải đặc biệt lưu ý. Có thể đánh giá mức độ nhiễm bẩn của tôm càng bằng cách nhìn vào màu sắc của mang tôm. Mang của tôm là cơ quan hô hấp, các tạp chất trong nước phải được lọc qua mang. Nếu mang của tôm có màu đen thì chứng tỏ môi trường sinh trưởng của tôm không sạch. 
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-4
Độ tươi của tôm có thể được đánh giá qua kết nối giữa vỏ và thịt. Tôm tươi có sự liên kết chặt chẽ giữa vỏ và thịt, thịt tôm săn chắc, đàn hồi, ngược lại, vỏ tôm trơn tuột, dễ bóc, không liên kết với thịt thì đó có thể là tôm bị thiu. 
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-5
 Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra lời khuyên, hãy mua tôm tươi từ chợ nông sản thông thường, siêu thị hoặc sàn thương mại điện tử và không mua hoặc đánh bắt tôm hoang dã hoặc tôm không rõ nguồn gốc. Khi đi ăn thì chọn nơi uy tín, đó là những nhà hàng có giấy phép kinh doanh, có thể yêu cầu xuất hóa đơn, biên lai.
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-6
 Nếu tự chế biến thì nhất định phải làm sạch trước khi nấu. Nấu kỹ ở nhiệt độ cao bởi vi khuẩn, ký sinh trùng và trứng ký sinh rất dễ tích tụ trong tôm, cần phải khử trùng và khử hoạt tính ở nhiệt độ cao, đây là khâu quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi ăn tôm.
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-7
Người bị bệnh gút nên ăn ít tôm càng, lúc ăn thì không nên uống kèm bia vì bia có chứa vitamin B1, có thể phá vỡ nucleotide purine trong tôm và chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, làm trầm trọng thêm bệnh gút. 
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-8
 Cũng phải lưu ý rằng, đường chỉ trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của tôm, phải loại bỏ nếu không phân tôm và cặn thức ăn không tiêu hóa được sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-9
 Bên cạnh đó, những người bị dị ứng nên thận trọng khi ăn tôm bởi thịt tôm có nhiều protein dị hợp, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kích thích các phản ứng quá mẫn trong cơ thể và kích thích tế bào tiết ra các hoạt chất sinh học như histamine và serotonin. 
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-10
Nó khiến cơ thể tạo ra các triệu chứng dị ứng như phản ứng da, phản ứng đường tiêu hóa và hội chứng quá mẫn cảm ở miệng. 
Nhat dinh phai bo phan nay cua con tom neu khong muon nhiem doc-Hinh-11
 Nếu bạn cảm thấy đau nhức cơ toàn thân hoặc cục bộ, nước tiểu màu như nước tương và các triệu chứng khác trong vòng 24 giờ sau khi ăn tôm, bạn phải đến bệnh viện ngay để được cứu trị, đồng thời hãy nhớ nói với bác sĩ về tiền sử ăn tôm của mình.
 

Bao nhiêu quốc gia điêu đứng khi biến thể Delta xâm nhập?

(VietnamDaily) - Sự xuất hiện của biến thể Delta khiến cuộc chiến chống dịch COVID-19 của nhiều quốc gia trên thế giới trở nên vất vả hơn.

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?
Ngày 1/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố bản cập nhật dịch bệnh COVID-19 hàng tuần, trong đó cho biết biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, vốn được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ, đã xuất hiện ở 96 quốc gia. Trong ảnh là Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-2
 Trong đó, Châu Phi ghi nhận nhiều đợt bùng phát mới của biến thể Delta, đặc biệt là tại Tunisia, Mozambique, Uganda, Nigeria và Malawi. Được biết, số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 tại châu lục này gia tăng mạnh. Ảnh: Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm chủng cho người dân tại Bệnh viện Bertha Gxowa ở Germiston, Nam Phi. Ảnh: Getty. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-3
 Giám đốc WHO khu vực châu Phi Matshidiso Moeti nhận định sự lây lan nhanh chóng các biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn đang khiến mức độ nguy hiểm của dịch bệnh tại châu Phi tăng lên một cấp độ hoàn toàn mới. Do vậy, các nước cần phải hành động ngay từ bây giờ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn tình trạng khẩn cấp trở thành thảm kịch. Ảnh: Anadolu. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-4
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu y sinh quốc gia CHDC Congo Jean-Jacques Muyembe (ảnh) cảnh báo rằng sẽ là thảm họa nếu biến thể Delta tiếp tục đà lây lan mạnh hiện nay ở nước này khi nhiều bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải. Ảnh: CNN.  

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-5
Tại châu Âu, biến thể Delta đang trên đà lây lan diện rộng ở nhiều nước như Pháp, Đức, Italy hay Bồ Đào Nha,... Ảnh: Người dân đi bộ trên đường phố tại thủ đô Paris trong Lễ hội âm nhạc giữa mùa hè của Pháp hôm 21/6. Ảnh: Getty.  
Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-6
Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), biến thể Delta có khả năng lây nhiễm nhanh hơn từ 40% đến 60% so với biến thể Alpha được phát hiện lần đầu tại Anh. Ảnh: Reuters.  

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-7
 Để đối phó với sự lây lan nhanh của dịch bệnh, các quốc gia trên khắp Châu Âu đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Ảnh: AP. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-8
 Được biết, giới chức Bồ Đào Nha đã kéo dài thời gian hoạt động của trung tâm tiêm chủng, thành lập các phòng khám mới, trong khi chính phủ Hà Lan đang mở rộng chương trình tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi để phòng ngừa một đợt bùng phát mới. Ảnh: Bệnh nhân COVID-19 được điều trị trong bệnh viện ở Bồ Đào Nha. Ảnh: THX.
Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-9
 Nga cũng đang phải vật lộn đối phó sự gia tăng ca nhiễm do biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng thấp vì người dân chần chừ tiêm vắc xin. Trong ngày 4/7, Nga báo cáo hơn 25.000 ca nhiễm COVID-19 mới - mức cao nhất kể từ đầu năm. Ảnh: MNA.

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-10
Tuy nhiên, Chính phủ Nga bác bỏ khả năng phong tỏa toàn quốc để đối phó dịch bệnh, thay vào đó kêu gọi người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19. Ảnh: TASS.  

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-11
 Tại Séc, Bộ Y tế nước này đã ban hành lệnh cấm tất cả những người từ Séc đến Nga và Tunisia. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7 và kéo dài đến 31/7. Ảnh: Bộ trưởng Y tế Séc Adam Vojtěch. Ảnh: Expats.cz.

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-12
 Nhiều quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan hay Indonesia,...cũng "lao đao" vì biến chủng Delta. Thông tin từ Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong ngày 1/7, nước này có thêm 826 ca mắc COVID-19, cao nhất kể từ ngày 7/1, do sự xuất hiện của ổ dịch mới và biến thể Delta rất dễ lây lan. Ảnh: AP. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-13
Chính phủ Hàn Quốc đã dự định nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ đầu tháng này do số lượng ca nhiễm mới trong ngày dao động khoảng 500 ca trong vài tháng qua và việc tiêm chủng toàn quốc được đẩy nhanh. Tuy nhiên, vài ngày trước khi các hạn chế về di chuyển được nới lỏng, số ca mắc COVID-19 bất ngờ tăng đột biến, khiến giới chức Hàn Quốc phải gia hạn các biện pháp hạn chế thêm một tuần nữa, đến ngày 7/7. Ảnh: EPA.  

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-14
Báo Bangkok Post đưa tin ngày 4/7, nghiên cứu của Đại học Chulalongkorn chỉ ra rằng 70% người mắc COVID-19 ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) là do nhiễm biến chủng Delta của SARS-CoV-2, và không phải lúc nào cũng có thể xác định bệnh nhân lây virus từ đâu. Ảnh: Người dân thủ đô Bangkok của Thái Lan tham gia tiêm chủng ngừa COVID-19. Ảnh: Reuters. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-15
Nguồn tin cho hay, nhiều nước ở Đông Nam Á hầu như đều đối mặt với khó khăn chung là thiếu hụt nguồn lực y tế và vắc xin khi biến thể Delta càn quét khu vực này. Ảnh: Nhân viên mai táng làm việc trong khu vực dành cho nạn nhân COVID-19 ở Tây Java, Indonesia, ngày 30/6. Ảnh: Reuters. 

Bao nhieu quoc gia dieu dung khi bien the Delta xam nhap?-Hinh-16
Trong khi đó, biến chủng Delta cũng đang lan rộng ở Australia. Nhiều thành phố lớn của Australia đều đang áp dụng lệnh phong tỏa hoặc tăng cường các biện pháp kiểm dịch để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh. Đáng chú ý, khu vực trung tâm Sydney bị phong tỏa lần đầu tiên trong năm vì virus lây lan nhanh hơn mức giới chức có thể truy vết và cách ly. Ảnh: AAP.  

Mời độc giả xem thêm video: Cần thêm nghiên cứu về vaccine với các biến chủng mới của SARS-CoV-2 (Nguồn video: VTV)