Người đàn ông Mỹ chết thảm vì rơi vào bể axit nóng

Tai nạn kinh hoàng khiến người đàn ông chịu đau đớn tột cùng khi toàn bộ cơ thể bị nhấn chìm trong bể chứa dung dịch axit đậm đặc.

Daniel Hill – công nhân tại một nhà máy thép ở Michigan (Mỹ) bị bỏng nặng sau khi ngã vào bể chứa dung dịch axit 70 độ C vào thứ Bảy vừa qua.
Người đàn ông 54 tuổi chịu nhiều thương tổn phức tạp khi diện tích bỏng lên tới 100% cơ thể. Những người chứng kiến vụ việc gọi đây là “tai nạn lao động kinh hoàng”.
Nguoi dan ong My chet tham vi roi vao be axit nong
Chân dung người đàn ông xấu số ngã vào bể chứa axit đậm đặc khi đang làm việc. 
Trong lúc hoảng loạn, các công nhân vội vã kéo Daniel ra khỏi bể chứa axit có nồng độ 12% được làm nóng đến 70 độ C.
Cảnh sát trưởng khu vực Robert Vogel nói với tờ Detroit News: "Cơ thể người đàn ông hoàn toàn bị nhấn chìm trong khối dung dịch nóng. Anh ta đã cố gắng thoát ra và mọi người nhanh chóng chạy đến, trợ giúp Daniel ra khỏi khu vực bể chứa”.
Lực lượng y tế và cảnh sát nhanh chóng có mặt tại nhà máy thép sau khi sự cố nghiêm trọng xảy ra, trong khi các công nhân cố gắng giảm thiểu thương tích trên người Daniel bằng cách dội nước vòi hoa sen lên khắp cơ thể.
Theo báo cáo, Daniel vẫn có thể đi lại và nói chuyện được khi được đưa đến điều trị tại một bệnh viện gần đó. Tuy nhiên, sau 11 tiếng cố gắng chữa trị của các bác sĩ, người đàn ông xấu số đã qua đời do vết thương quá nặng.
Hiện tại, cảnh sát vẫn chưa điều tra được nguyên nhân khiến ông Daniel ngã vào bể chứa dung dịch axit độc hại.
Nhiều hàng xóm và đồng nghiệp cảm thấy sốc trước tai nạn khủng khiếp và bày tỏ tiếc nuối sâu sắc trước sự ra đi của ông Daniel. Trong mắt mọi người xung quanh, Daniel được biết đến là người hàng xóm tốt bụng và người đồng nghiệp chăm chỉ cống hiến cho công việc.
Phát biểu trước vụ việc, người đại diện công ty cho hay một cuộc điều tra toàn diện hợp tác với các cơ quan đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân sẽ được thực hiện.
Dung dịch axit sunfuric là chất hóa học thường được sử dụng để chế tác kim loại trong quá trình sản xuất thép. Dung dịch axit này có tác hại nguy hiểm chết người bởi nó tác động rất nhanh đến da, chỉ chưa đến 5 giây đã khiến nạn nhân đau đớn vì bỏng nặng.

Sập mỏ thạch cao tại TQ: 19 người mất tích

Các nhân viên cứu hộ đang nỗ lực cứu 6 công nhân mắc kẹt trong vụ sập mỏ thạch cao tại Trung Quốc, trong khi 19 người khác vẫn mất tích.

Đây là mỏ thạch cao của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Yurong Trong một tuyên bố mới nhất công bố ngày 25/12, chính quyền huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông cho biết, đến nay 4 người đã được đưa ra khỏi hầm mỏ bị sập một cách an toàn.

Chùm ảnh về điều kiện lao động thiếu an toàn ở Bangladesh

(Kiến Thức) - Điều kiện lao động thiếu an toàn khiến cho nhiều công nhân ở Bangladesh thường hay bị tai nạn lao động hoặc gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.

Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh
 Công nhân ở Bangladesh phải làm việc trong điều kiện lao động thiếu an toàn, từ công việc phá tàu, nghiền đá cho tới sản xuất thuốc lá,... Ảnh: Nữ công nhân làm việc tại một nhà máy may.
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-2
Rasheda, 15 tuổi, đã bị mất một cánh tay trong khi cánh tay còn lại bị thương nặng sau một vụ tai nạn lao động trong nhà máy thép Abul Khair ở thành phố Chittagon. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-3
Marium, 16 tuổi, cũng đã mất đi một phần cánh tay trong vụ sập tòa nhà 8 tầng Rana Plaza ở Savar, một tiểu khu gần Dhaka, thủ đô của Bangladesh hồi năm 2013. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-4
Ainul Huq (phải, 55 tuổi) và Bulbul Hossain, 25 tuổi, đã làm việc trong một nhà máy nghiền đá suốt nhiều năm. Hai người mắc bệnh phổi do hít phải bụi silic. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-5
 Nữ công nhân dệt may Karuna Akter Lima, 20 tuổi, đã được giải cứu trong đống đổ nát sau vụ sập tòa nhà Rana Plaza hồi năm 2013 vốn cướp đi sinh mạng của hơn 1.000 người. Ảnh: Lima ngồi trên giường bệnh ở Dhaka.
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-6
 Jesmin, 25 tuổi, cũng may mắn sống sót trong vụ sập nhà Rana Plaza. Ảnh: Jesmin đang nằm chờ phẫu thuật tại Trung tâm phục hồi chức năng bại liệt (CRP).
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-7
Người thân gội đầu cho Rojina, 25 tuổi, tại trung tâm CRP. Được biết, các nhân viên cứu hộ đã phải cưa một phần cánh tay của Rojina để giải cứu cô ra khỏi đống đổ nát trong vụ sập nhà Rana Plaza. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-8
Mustafizur đang an ủi vợ của anh, Rebecca, 20 tuổi. Được biết, Rebecca, một công nhân may, cũng bị thương trong vụ sập nhà hồi năm 2013. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-9
 Bên trong một nhà máy thuốc lá nhỏ ở Bangladesh.
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-10
Một công sử dụng máy nghiền thuốc lá. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-11
Một bé trai đang đóng gói những bao thuốc lá đem bán. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-12
Fazal Uddin, 80 tuổi, đã mắc bệnh hen suyễn sau thời gian ông làm việc trong một nhà máy sản xuất thuốc lá rẻ tiền suốt 8 đến 10 năm. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-13
Những lao động trẻ em làm việc trong một nhà máy thuốc lá địa phương ở Bangladesh. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-14
Montu Mia, 40 tuổi, mắc bệnh bụi phổi sau khi làm việc trong nhà máy nghiền đá suốt 5 năm. 
Chum anh ve dieu kien lao dong thieu an toan o Bangladesh-Hinh-15
Công nhân làm việc tại một xưởng phá tàu. Có thể nói, tai nạn lao động ở Bangladesh là vấn đề nhức nhối đối với quốc gia này. 

Tin mới