Người đàn ông sống sót nhờ trái tim tự đập trong hộp nhựa

Khi thấy trái tim của mình, James vô cùng bất ngờ, nó được đặt trong một chiếc hộp nhựa và vẫn đập bằng cách được bơm máu liên tục.

James Walton, 34 tuổi, đến từ Anh, là một thợ làm gỗ, được sinh ra với Hội chứng Marfan, ảnh hưởng đến các mô liên kết trong cơ thể và có thể dẫn đến các vấn đề về van tim sau này. Năm 2015, sức khỏe của James bắt đầu xấu đi và tháng 10 anh đã phải phẫu thuật sau khi động mạch chủ bị vỡ. Năm sau, anh phải phẫu thuật thêm để thay van động mạch chủ, và trang bị máy tạo nhịp tim.
Nhưng tất cả phương pháp hỗ trợ đều thất bại, bệnh tình của James ngày càng nặng hơn. Mặc dù có máy trợ tim, nhưng trái tim anh không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Và, đặc biệt là khi anh đang ngủ, trái tim anh đập chậm chạp một cách nguy hiểm.
James không thể đi bộ hơn 100 mét tại nơi làm việc, chơi bóng đá hay đi công viên với con trai 3 tuổi. Anh có thể kiệt sức mọi lúc. Đôi khi anh thậm chí không thể ra khỏi giường trong nhiều ngày vì cơn đau. Lựa chọn duy nhất lúc này là tìm một trái tim mới.
Nguoi dan ong song sot nho trai tim tu dap trong hop nhua
 Bệnh nhân ghép tim James Walton
James được đưa vào Bệnh viện Hoàng gia vào đầu tháng 12 năm 2018, nơi họ lần đầu tiên thảo luận về việc ghép tim như một lựa chọn. Sau đó, ngay sau Giáng sinh, anh được chuyển đến Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham và được đưa vào danh sách cấy ghép vào ngày 3 tháng 1.
“Cả gia đình chúng tôi đều sốc khi nghe tin anh ấy nằm trong danh sách cấy ghép”, Kat - vợ của James chia sẻ, “Có lẽ chúng tôi sẽ đợi khoảng ba tháng, hoặc thậm chí là một năm.”
Tuy nhiên, James đã quá yếu để rời bệnh viện. Anh sẽ phải ở lại cho đến khi họ tìm thấy một người hiến tặng. Và thật bất ngờ, chỉ 5 ngày sau, các chuyên gia thông báo đã tìm thấy một trái tim thích hợp với James. Ngay lập tức, anh được đưa xuống phẫu thuật cấy ghép tim nơi bác sĩ Majid Mukadam đã lấy được trái tim từ người hiến tặng.
Nguoi dan ong song sot nho trai tim tu dap trong hop nhua-Hinh-2
 Trái tim của người hiến vẫn đập bên ngoài cơ thể sống trong chiếc hộp nhựa.
Thông thường, các cơ quan cấy ghép được giữ trong một hộp đá để bảo quản chúng. Nhưng trong trường hợp này, các bác sĩ để trái tim vẫn đập trong hộp nhựa để có nhiều thời gian thực hiện ca phẫu thuật, giúp cho việc cấy ghép diễn ra dễ dàng hơn.
Cuộc phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ và bệnh nhân 34 tuổi hồi phục nhanh chóng. “Ngay sau khi tỉnh dậy, tôi cảm thấy như trở thành con người mới”, James nói, “Tôi cảm thấy rất tuyệt. Tôi có thể trở lại cuộc sống như xưa”.
Bây giờ, chỉ 5 tuần sau phẫu thuật, James trở về nhà với cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và hạnh phúc với gia đình. Vẫn còn sớm để có thể nói người bố trẻ đã khỏi hẳn hay chưa, nhưng anh đã có thể chơi đùa thoải thích với con trai như mong muốn.
Nguoi dan ong song sot nho trai tim tu dap trong hop nhua-Hinh-3
 James Walton sau ca phẫu thuật với con trai Jack
“Có những người trong danh sách đã chờ đợi bảy hoặc tám tháng để nhận được một cuộc gọi”, James nói thêm, “Tôi đã rất may mắn khi tôi chỉ có tên trong danh sách trong năm ngày. Tôi chưa biết gì về người hiến của mình, nhưng tôi muốn viết một lá thư cho gia đình của người đó. Tôi sẽ luôn biết ơn họ vì đã cho tôi cơ hội sống thứ hai”.
Trái tim có thể đập bên ngoài cơ thể sống như thế nào?
Trái tim hiến tặng có thể tiếp tục đập bên ngoài cơ thể bằng máu bơm qua cơ quan, cùng với thuốc ức chế miễn dịch. Nó được trang bị một bình oxy, cung cấp máu, pin, và các thiết bị điện và cơ khí đặc biệt để theo dõi nội tạng, bơm máu ấm giàu dinh dưỡng quanh trái tim người hiến, giữ cho nó đập như thể bên trong cơ thể. Điều này giúp tim ở trong tình trạng tốt nhất có thể trước khi cấy ghép.
Điều quan trọng, so với phương pháp hộp đá truyền thống, việc này kéo dài thời gian mà các bác sĩ phải thực hiện cấy ghép, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn cho cả bác sĩ phẫu thuật và bệnh nhân.
Trái tim đập, cũng như các bộ phận cơ thể khác, có thể được vận chuyển khắp đất nước để cứu sống mọi người.

Bệnh nhân ghép tim phổi đầu tiên ở VN qua đời

Bệnh nhân ghép tim phổi đầu tiên ở Việt Nam đã tử vong sáng 25/6 sau 5 ngày chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Trung ương Huế. 

Benh nhan ghep tim phoi dau tien o VN qua doi
Ngày 20/7, êkíp bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế lần đầu tiên thực hiện ca ghép khối tim phổi cho một bệnh nhân 40 tuổi,có nhóm máu hiếm AB -Ảnh: Bệnh viện Trung ương Huế cung cấp.  

Thương tâm bệnh nhi 21 tuần tuổi nằm chờ người cho tim

(Kiến Thức) - Nếu không tìm được người cho tim để cấy ghép tim, bé Marnie sẽ không sống được quá 2 tuổi.

Thuong tam benh nhi 21 tuan tuoi nam cho nguoi cho tim

Mới chỉ 21 tuần tuổi, em bé tội nghiệp Marnie Brace hiện đang là bệnh nhân ít tuổi nhất chờ cấy ghép tim. Marnie hiện đang nằm viện nhi Evelina London và bố mẹ phải thay nhau túc trực bên cạnh. 

Tin mới