“Người đàn ông tật nguyền làm chuyện “quái gở” lên đường nhận giải thưởng

Trưa nay, "người đàn ông tật nguyền làm chuyện "quái gở" ở Bình Thủy, TP Cần Thơ sẽ bay ra Hà Nội chuẩn bị cho buổi lễ vinh danh của Giải thưởng KOVA vào ngày mai.

Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng 23-11, ông Nguyễn Hồng Dân (tên thường gọi là ông Ba Dân; 51 tuổi; ở trọ tại khu vực 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy), cho hay đây là lần đầu tiên ông được đến Hà Nội. "Chuyến đi này tôi rất mừng vì trước giờ chưa từng nghĩ mình sẽ được vinh danh. Giải thưởng lần này là động lực để tôi tiếp tục công việc của mình giúp ích cho đời", ông Ba Dân phấn khởi chia sẻ.
“Nguoi dan ong tat nguyen lam chuyen “quai go” len duong nhan giai thuong
 Ông Ba Dân mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo
Cũng theo ông Ba Dân, cùng đi với ông còn có một cán bộ ở địa phương để hỗ trợ ông trong việc đi lại. Riêng phần kinh phí vé máy bay, chi phí ăn uống cũng có một nhà hảo tâm tài trợ nên ông càng ấm lòng hơn. Ông Ba Dân bộc bạch: "Giải thưởng và sự quan tâm của mọi người làm tôi cảm thấy thật sự ấm lòng, có được tiền tôi sẽ tiếp tục công việc "quái gở" của mình".
“Nguoi dan ong tat nguyen lam chuyen “quai go” len duong nhan giai thuong-Hinh-2
 Mỗi ngày trên đường đạp xe đi bán vé số, hễ thấy chỗ nào xuất "ổ voi" , "ổ gà" là hôm sau ông Ba Dân mang vật liệu đến trám lại.
Như đã thông tin, ông Ba Dân - một người đàn ông tật nguyền sống bằng nghề bán vé số dạo - đã trích khoản thu nhập của mình để vá "ổ voi", "ổ gà" với mong muốn người đi đường không phải té ngã, bị thương. Mỗi ngày đạp xe đi bán vé số, hễ thấy đoạn đường nào vừa xuất hiện "ổ gà", "ổ voi" thì ông Ba Dân liền "nghía" qua để hôm sau đạp xe ba gác đi mua cát, đá, xi măng rồi mang đến trám vào. Toàn bộ số vật liệu này đều được người đàn ông tật nguyền trích ra từ số tiền tích cóp sau những ngày đi bán vé số dạo. Chỉ tính riêng ở địa bàn quận Bình Thủy, người đàn ông tật nguyền này đã vá cả ngàn "ổ voi", "ổ gà".
“Nguoi dan ong tat nguyen lam chuyen “quai go” len duong nhan giai thuong-Hinh-3
 Dù tật nguyền nhưng ông Ba Dân khiến không ít người thán phục trước nghĩa cử sống đẹp của mình.
Mới đây, Ủy ban Giải thưởng KOVA đã công bố kết quả giải thưởng lần thứ 16 năm 2018. Theo đó, ông Ba Dân được chọn trao giải ở hạng mục "Sống đẹp" dành cho những việc làm tốt đẹp, lan tỏa tính nhân văn trong cộng đồng.

Người đàn ông từ chối tình mới, 20 năm chăm vợ bị liệt ở Hà Nội

'Nếu tôi như người khác, vợ nằm một chỗ, chồng đi lăng nhăng ngoại tình thì các con tôi sẽ nghĩ gì về bố. Vợ chồng là nghĩa... Bao năm tháng tôi đi xa nhà, một tay bà vun vén, Bây giờ bà ngã bệnh, bà ấy cần tôi nhất', ông Thọ nói.

Một buổi chiều mùa đông, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Chí Thọ, (SN 1955), ở Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội. Gặp chúng tôi ông niềm nở mời vào nhà và hào hứng chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình với người vợ tào khang.

Gặp người thầy dùng cả tuổi thanh xuân dạy chữ cho trẻ vùng cao

“Ước mơ của tôi là làm thế nào Bản Thuôn có con đường hoàn chỉnh để việc đi lại của các học sinh bớt vất vả”, thầy giáo Hoàng Phúc Gọn – giáo viên tại bản Thuôn cho hay.

Những ngày cuối năm, khi hoa đào hoa mai đang nở rộ khắp nơi để đón chào năm mới, chúng tôi đã tìm đến tận điểm trường tại bản Thuôn (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh ,tỉnh Cao Bằng) để gặp gỡ và trò chuyện với thầy giáo đã dành cả tuổi thanh xuân để cắm bản, dạy chữ cho học sinh.

Tin mới