Người đàn ông thủng dạ dày vì que xác trà dài 3cm

Qua thăm khám, chỉ định nội soi dạ dày, CTscan, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định phát hiện 1 cây que cắm vào dạ dày bệnh nhân. Dị vật gây thủng dạ dày được gắp ra là một que xác trà dài khoảng 3cm. 

Người đàn ông thủng dạ dày vì que xác trà dài 3cm

Sức khỏe bệnh nhân ổn định, không còn đau bụng và sinh hoạt bình thường.

Đây là lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM gặp phải một tai nạn hy hữu bị thủng dạ dày do dị vật là xác trà.

Nguoi dan ong thung da day vi que xac tra dai 3cm
Lần đầu tiên, các bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận một ca thủng dạ dày do que xác trà dây thìa canh. Ảnh minh họa 

Bệnh nhân là ông N.A. (60 tuổi) đến khám với tình trạng đau bụng dữ dội, đau từng đợt quặn bụng nhiều ngày, uống thuốc viêm dạ dày nhưng không bớt.

Ông A bị đái tháo đường nhưng không chịu uống thuốc tây điều trị mà uống các gói trà dây thìa canh để chữa bệnh. Ông đã sử dụng một thời gian dài và lần này bệnh nhân đã sơ ý nuốt luôn xác trà dẫn đến tai nạn trên.

Theo BSCKII Ngô Quang Duy, Khoa Ngoại Tiêu hóa Bệnh viện Nhân dân Gia Định, các bác sĩ ở đây từng xử trí nhiều trường hợp bị thủng đường tiêu hóa do các dị vật như xương cá, xương gà, tăm, vỏ thuốc… Đây là trường hợp đầu tiên bị thủng dạ dày do xác trà.

Khi không được xử trí kịp thời, dị vật sẽ đâm xuyên thủng qua dạ dày đi vào trong bụng, dịch dạ dày chảy ra xoang bụng gây viêm phúc mạc nguy hiểm đến tính mạng.

Bé trai 11 tuổi thủng dạ dày: Bác sĩ khuyến cáo gì?

(Kiến Thức) - Khoa Ngoại tiêu hoá và Tổng hợp, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí vừa tiếp nhận một trường hợp bé trai 11 tuổi thủng dạ dày vì ăn quá nhiều tương ớt. Bác sĩ khuyến cáo bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em.

Bé trai 11 tuổi thủng dạ dày: Bác sĩ khuyến cáo gì?
Đó là trường hợp bé nam Đ. T. D., 11 tuổi, tại Xã Hồng Phong, Thị xã Đông Triều. Ngày 1/11/2020 sau khi ăn tối trẻ xuất hiện đau quặn bụng dữ dội quanh rốn, sau lan ra khắp bụng. Trẻ nôn 3 lần ra dịch tiêu hoá đã được đưa đến cấp cứu tại Trung tâm Y tế Thị xã Đông Triều, và được chuyển Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí tiếp tục điều trị.
Be trai 11 tuoi thung da day: Bac si khuyen cao gi?
Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí điều trị cho bệnh nhi bị thủng dạ dày. Ảnh: Infonet.
Qua thăm khám và kết quả chụp X- quang bụng với hình ảnh thủng tạng rỗng, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bệnh nhi. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ thấy mặt trước hành tá tràng có 1 lỗ thủng đường kính khoảng 0,7 cm, xung quanh ổ loét xơ chai.
Theo lời mẹ bệnh nhi cho biết tại nhà, trẻ có chế độ học tập, sinh hoạt điều độ, tuy nhiên trẻ có thói quen ăn nhiều tương ớt, thường xuyên chấm đồ ăn với tương ớt trong các bữa ăn…
Trường hợp ăn cay nóng khiến viêm loét dạ dày đến mức thủng dạ dày tá tràng như trường hợp bệnh nhi ở Quảng Ninh có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Đặc biệt, theo PGS. TS Nguyễn Tiến Dũng nhiều bà mẹ vẫn cho rằng chỉ có người lớn mới bị đau dạ dày do ăn uống, sinh hoạt bừa bãi. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này đang có xu hướng tăng nhiều ở trẻ em. Trẻ có thể bị ngay từ hồi học mẫu giáo, thậm chí chỉ mấy tháng tuổi, trong đó tuổi hay gặp nhất là 10-14.
Trẻ em khi bị viêm loét dạ dày chủ yếu do thói quen ăn uống
Theo các bác sĩ khoa Ngoại Nhi trẻ em, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, khi bị viêm loét dạ dày, các triệu chứng lâm sàng thường không giống người lớn, thời gian tiến triển bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Trẻ có thể đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi là đau bất thường không có thời điểm cố định. Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị… Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Mời độc giả theo dõi video "Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19". Nguồn: THDT.

Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập… Các bậc phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ tránh những trường hợp nặng nề xảy ra, các bác sĩ khoa Ngoại Nhi khuyến cáo.
Be trai 11 tuoi thung da day: Bac si khuyen cao gi?-Hinh-2
Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống. 

4 thói quen ăn sáng làm thủng dạ dày

Duy trì những thói quen ăn sáng này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và dễ sinh bệnh.

4 thói quen ăn sáng làm thủng dạ dày

Nhịn ăn sáng

Vào buổi sáng, axit dịch vị trong dạ dày và các men tiêu hóa tăng lên để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn của bữa sáng. Nếu bạn để bụng rỗng, các chất này không có gì để tiêu hóa và sẽ trực tiếp bào mòn niêm mạc dạ dày. Quá trình nhịn ăn lâu dài sẽ từ từ phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét hoặc thủng dạ dày.

Chăm ăn 6 thực phẩm dân dã này, cả đời không bệnh dạ dày

Những thực phẩm được mệnh danh là cao thủ diệt khẩn này có thể giúp phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của vi khuẩn HP.

Chăm ăn 6 thực phẩm dân dã này, cả đời không bệnh dạ dày

Helicobacter Pylori (viết tắt là HP) là một loại vi khuẩn rất phổ biến, thủ phạm của nhiều loại bệnh dạ dày. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh dạ dày ngày càng tăng có liên quan đến lối sống và chế độ ăn uống của mỗi người.

Diệt trừ HP kịp thời không chỉ giúp điều trị viêm dạ dày mãn tính, thúc đẩy chứa lành vết loét dạ dày và ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Tin mới