Người đàn ông tuyên bố miễn nhiễm với nọc độc và cái kết

Một chuyên gia bắt rắn ở Ấn Độ gặp kết cục bi thảm sau khi nhiễm nọc độc của con rắn hổ mang màu đen.

Trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, chuyên gia bắt rắn Pamma Ahirwar đang tiếp cận con rắn hổ mang chúa cực nguy hiểm ở làng Jaitpur, bang Maharastra, miền bắc Ấn Độ, The Sun đưa tin.

Nguoi dan ong tuyen bo mien nhiem voi noc doc va cai ket

Ảnh minh họa.

Trước đó, con vật đã bò vào nhà của một cư dân địa phương tên Brajesh Rajak. Quá sợ hãi, người này gọi cho Pamma, chuyên gia bắt rắn có 20 năm kinh nghiệm, để ông giúp mình đuổi nó đi. Theo chia sẻ của Pamma, ông từng nhiều lần bị rắn độc cắn nhưng không chịu ảnh hưởng gì.

Pamma và các cộng sự đã thành công lôi con rắn ra khỏi gầm bàn. Sau đó, ông nắm chặt con rắn, quấn nó quanh cổ và đi dạo quanh làng. Ngờ đâu, con hổ mang chợt vùng ra được và cắn trúng tay phải của Pamma. Người đàn ông lập tức ngồi xổm giữa đường, hút chất độc rồi nhổ ra đất.

Nguoi dan ong tuyen bo mien nhiem voi noc doc va cai ket-Hinh-2

Người xung quanh vội vàng đưa Pamma đến bệnh viện địa phương để kiểm tra sức khoẻ. Lúc này, nọc độc đã lan khắp cơ thể khiến chuyên gia bắt rắn tử vong oan ức.

Nọc độc của rắn hổ mang có thể gây chết người trong vòng 30 phút. Dù có trường hợp người bị chúng cắn vẫn sống, nhưng cũng để lại hậu quả khôn lường cho cơ thể. Vào tháng 6, một người đàn ông ở Anh cũng bị rắn hổ mang chúa cắn dẫn đến mù cả hai mắt, hai chân không còn cảm giác.

Rợn tóc gáy xem người đàn ông cắn đầu rắn hổ mang chúa kịch độc

Một người bắt rắn hổ mang tên Tulyasuk gây "sốc" khi quyết định cắn đầu con rắn kịch độc vừa bắt được.

Theo đó, sau khi cùng đồng nghiệp bắt được con vật ở tỉnh Krabi, Thái Lan rồi dùng bao tải đưa về một ngôi đền gần văn phòng cứu hộ, Tulyasuk đã thả con rắn ra sàn nhà. Tiếp đó anh bình tĩnh tến tới gần con rắn hổ mang chúa rồi dùng miệng ngậm đầu con rắn.

Tuyên bố sốc: Vũ trụ có thể là quả bóng khép kín khổng lồ?

Thay vì bằng phẳng như một tấm ga trải giường, vũ trụ của chúng ta có thể bị cong, giống như một quả bóng bay khổng lồ, căng phồng, theo một nghiên cứu mới.

Tuyen bo soc: Vu tru co the la qua bong khep kin khong lo?
Đó là kết quả của một bài báo được xuất bản 4/11/2019 trên tạp chí Thiên văn học thiên nhiên. Nguồn ảnh: Space.

Tin mới