Người dân "thót tim" lưu thông qua cầu cũ chờ sập

Hàng ngày có hàng ngàn phương tiện phải “nín thở” lưu thông qua chiếc cầu cũ chờ sập…

Cầu Nam Trạch bắc qua sông Dinh trên tuyến đường liên xã thuộc xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) được khởi công từ năm 2013, nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sửa dụng. 
“Tậu được trâu, không mua nổi dây thừng”
Nguoi dan thot tim luu thong qua cau cu cho sap
Mỗi ngày có hàng ngàn phương tiện phải lưu thông qua cây cầu cũ xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Phan Phương 
Theo người dân địa phương, nước sông Dinh mùa lũ rất dữ, chỉ cần mưa vừa khoảng 2 ngày là sông mấp mé tràn bờ rồi phủ kín cây cầu cũ chờ sập. Có khi lũ theo về từ đập Đá Mài và hồ Thác Chuối nhanh đến nỗi người dân không kịp trở tay.
Theo phản ánh của UBND xã Nam Trạch, sau năm 2010, cây cầu cũ (được xây dựng từ năm 1989) bắc qua sông Dinh, thuộc địa phận xã Nam Trạch bị xuống cấp nghiêm trọng. Đồng thời, xét thấy đây là một cây cầu đóng vai trò rất quan trọng khi nối liền tuyến đường từ Quốc lộ 1A qua xã Nam Trạch đi Hòa Trạch, thị trấn Việt Trung và đường Hồ Chí Minh nên UBND huyện Bố Trạch đã trình UBND tỉnh Quảng Bình quan tâm đầu tư xây mới ở đây một chiếc cầu nhằm thay thế cây cầu cũ đang chờ sập, góp phần đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.
Đến tháng 10/2013, UBND tỉnh Quảng Bình đã đồng ý phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Nam Trạch với tổng mức đầu tư 28.392 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào tháng 12/2013, dự kiến tháng 12/2015 thì hoàn thành. Sau một thời gian thi công, đến tháng 10.2015, dự án đã cơ bản hoàn thành phần cầu, chỉ còn phần mặt cầu và đường dẫn hai bên cầu thì bị dừng cho đến nay.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Võ Vương Thông – Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án huyện Bố Trạch (đơn vị được giao quản lý dự án) cho biết, dự án bị dừng thi công là do thiếu vốn. Theo ông Thông, để hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án còn thiếu khoảng 9 tỷ đồng. Mặc dù phần thô của cây cầu đã hoàn thành, chỉ còn đường dẫn hai đầu cầu nhưng do vẫn phải đợi vốn nên phải... bỏ dở.
Người dân nín thở qua cầu cũ
Ông Trần Công An – Chủ tịch UBND xã Nam Trạch cho biết, cây cầu cũ được xây dựng từ năm 1989 đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau trận lũ 2010, một trụ cầu đã bị sụt lún chia chiếc cầu thành 3 đoạn. Mặt bê tông trên cầu đã đứt gãy, nhưng mỗi ngày, cây cầu này vẫn phải cõng hàng ngàn lượt người tham gia giao thông.
Theo ông An, nếu không lưu thông qua cây cầu này, người dân 2 thôn Đông Thành và Tây Thành muốn về trung tâm xã phải đi vòng hơn 15km. “Vì phải đi vòng quá xa nên hàng ngày hàng ngàn lượt người, phương tiện, kể cả các loại xe ô tô tải vận chuyển vật liệu xây dựng, nông sản của người dân vẫn phải “nín thở” qua cầu mà không biết sẽ sập lúc nào” – một người dân địa phương nói.
Vào mùa mưa lũ, để bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt là các em học sinh trên đường đến trường, xã Nam Trạch phải tổ chức lực lượng công an, dân quân túc trực 2 bên đầu cầu để hướng dẫn mọi người qua sông an toàn. Trong những ngày mưa lớn, nước lũ về, người và phương tiện đều bị cấm qua cầu. Ông Nguyễn Văn Bốn, người dân thôn Sao Sa than thở: “Ngày mô học trò cũng phải đi qua đây, cha mẹ lo cho con đến thót tim. Năm trước, một em học sinh ở xã Hòa Trạch đã bị nước cuốn trôi và thiệt mạng...”.
Mùa mưa lũ mới đã bắt đầu, nên chăng UBND tỉnh Quảng Bình cần sớm xem xét, cấp thêm vốn để dự án tiếp tục thi công, sớm đưa cây cầu mới vào sử dụng.

Tin mới nhất về “bé gái Việt mang thai ở Trung Quốc“

Bé gái Việt 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc nói tiếng Việt rất ít, chủ yếu trao đổi bằng tiếng Trung Quốc và không rõ lời nên nhân thân của em đến giờ vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình cho biết như vậy trong cuộc họp báo chiều nay (13/10) để trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết thông tin về bé gái Việt 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc.
Ông Lê Hải Bình cho biết, theo thông tin mới nhất từ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, sáng ngày 12/10, đại diện của Tổng Lãnh sự quán đã làm việc với cơ quan công an của Từ Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) và trực tiếp gặp gỡ đương sự để làm rõ vấn đề và thông tin liên quan đến nhân thân của đương sự.

Manh mối mới về vụ bé gái Việt mang thai ở Trung Quốc

Người dân xã Việt Hùng, Đông Anh, Hà Nội cho biết, bé gái Việt 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc từng ăn xin trên địa bàn huyện.

Những người dân nơi đây cho hay, khoảng năm 2011, có một bé gái khoảng 9 - 10 tuổi, thường cõng theo một em gái đi ăn xin tại khu vực xã.

"Đứa chị đấy nhìn nó đen đen và bé, thường cõng em đi ăn xin ở đây. Thấy chị em nó, dân chợ ở đây cũng thương, có gì cho ăn là chúng nó ngồi túm tụm lại.

Tôi còn nhớ, dịp Tết có người cho tiền, đồ ăn, chúng nó ngồi ăn mà ai cũng thương. Sau đó, cũng không rõ là mấy chị em chuyển đi đâu" - bác Nguyễn Văn Hòa cho hay.

Bé 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc.
Bé 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc.
Nhiều người dân khác cho hay, gia đình này quê ở Thái Nguyên, thuê trọ của một gia đình tại đây. Bố thường xuyên say rượu, mẹ ở nhà còn mấy chị em bị bắt ra đường ăn xin. Một người dân tên là Tuấn cho biết: "Năm 2011 đến 2012, có gia đình gồm vợ chồng có 5 đứa con đến đây. Mấy chị em nó dắt díu nhau đi ăn xin. Từ hình ảnh của cháu trên trên truyền hình và lời khai từng ở Uy Nỗ có thể là đứa con thứ 2 của gia đình này. Đứa lớn nhà đó, ở ngón tay cái có chồi lên một đoạn, gọi là 6 ngón. Giờ cơ quan chức năng thử hỏi lại bé gái này xem có đúng là chị gái nó có ngón tay bị như thế không. Nếu nó nói được như thế là đúng". Tìm đến khu nhà cháu bé này từng trọ, phóng viên gặp bà Ngô Thị Yên là chủ nhà. Bà Yên cho biết, có thể bé gái 12 tuổi mang thai ở Trung Quốc là con thứ 2 của gia đình từng đến thuê nhà bà vào khoảng 2011 - 2012. "Mẹ nó thì tôi không biết tên vì lúc nói tên này lúc nói tên khác, quê quán cũng vậy, có lúc thì bảo ở Thái Nguyên hay dân tộc gì đó ở Hà Giang.

Tin mới