Người dân tộc Nùng duy nhất được lấy tên đặt cho cửa ngõ Thủ Đô

Trong quá khứ, người anh hùng dân tộc Nùng này từng được Bác Hồ giao nhiệm vụ làm giao liên khi Người hoạt động ở Pác Bó. Tên của ông được chọn đặt cho con đường cửa ngõ Hà Nội.

Nói đến anh hùng dân tộc là người dân tộc thiểu số, cái tên Kim Đồng đã không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Anh là một trong những tấm gương yêu nước nổi tiếng, gần như không một người Việt Nam nào không biết đến Kim Đồng. Hai tên của anh được nhắc đến trong chương trình học, sách vở rất nhiều.
Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền (1929 – 1943), người dân tộc Nùng, sinh ra ở xóm Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh Kim Đồng xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo yêu nước. Mẹ Kim Đồng là thành viên Hội phụ nữ cứu quốc, gia đình chồng chị gái là nơi nhiều cuộc họp của cán bộ cách mạng diễn ra, anh trai là đội viên giải phóng quân. Từ bé, anh đã được tiếp xúc với các hoạt động cách mạng.
Năm 12 tuổi, Kim Đồng đã thay anh trai làm nhiều công việc trong nhà, đi làm phu. Năm 1940 trở đi, khu vực Trường Hà, Hà Quảng bắt đầu có phong trào cách mạng, Kim Đồng dần giác ngộ rồi theo anh trai làm công việc như canh gác, chuyển thư từ… Nhận ra tầm quan trọng của cách mạng, anh KimĐồng cuối cùng trở thành một liên lạc viên đáng tin cậy cho tổ chức Đảng, làm quen với những công việc bí mật, đảm nhận vai trò giao thư, chuyển thư, hỗ trợ cán bộ vượt qua sự càn quét của địch.
Năm 1941, Mặt trận Việt Minh cùng nhiều hội cứu quốc khác được thành lập ở xóm Nà Mạ. Bấy giờ, Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh) cũng ra đời. 5 đội viên đầu tiên gồm có: Nông Văn Dền (bí danh Kim Đồng), Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tinh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Nì (bí danh Thủy Tiên) và Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thủy). Khi đó Kim Đồng chỉ mới 12 tuổi đã là đội trưởng của Đội Nhi đồng cứu quốc.
Hình ảnh anh Kim Đồng mặc quần áo chàm, đội mũ nồi, đeo lồng chim hoặc cần câu cá, nhanh nhẹn, khéo léo làm tròn trách nhiệm trong các nhiệm vụ đã quá nổi tiếng.
Năm 1941, Bác Hồ về Pác Bó trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. 1 năm sau, anh Kim Đồng có dịp gặp Người ở hang Nộc Én trên núi sau xóm Nà Mạ. Bấy giờ, đích thân Bác đã giao nhiệm vụ làm liên lạc cho Kim Đồng trong thời gian Người ở Pác Bó. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ca ngợi Kim Đồng là người mưu trí, nhanh nhẹn, dũng cảm. Người động viên Kim Đồng cùng các thành viên trong đội phải tiếp tục giúp đỡ, bảo vệ cách mạng, vừa hoạt động vừa văn hóa và chính trị để sau này khi có được độc lập sẽ góp phần xây dựng đất nước.
Năm 1943, Kim Đồng trong một lần làm nhiệm vụ liên lạc đã phát hiện đoàn kẻ thù phục kích. Anh liền ủy quyền cho Cao Sơn về báo tin cho cán bộ, còn mình đánh lạc hướng chúng. Cuối cùng anh bị địch phát hiện. Tiếng súng của chúng đánh động cán bộ gần đó, giúp họ kịp thời thoát lên núi. Nhưng khi đang chạy trốn, Kim Đồng bị trúng đạn rồi hi sinh anh dũng bên bờ suối Lê-nin. Anh ra đi vào ngày 15/2/1943, khi chỉ mới tròn 14 tuổi.
Sau này trên quê hương Nà Mạ của Kim Đồng, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được dựng lên. Ngày 15/5/1986, nhân Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Đội, mộ và tượng của người anh hùng trẻ tuổi này đã được khánh thành. Trước bức tượng có 14 bậc đá, 14 cây lát, tượng trưng cho 14 mùa xuân của Kim Đồng năm xưa.
Để tưởng nhớ đến anh Kim Đồng, ngày nay, tên của anh được đặt cho nhiều địa danh trên cả nước. Trong đó, đặc biệt là con đường cửa ngõ vào thành phố Hà Nội, thuộc quận Hai Bà Trưng mang tên Kim Đồng.
Năm 1997, Kim Đồng đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Sau đó, vào năm 2011, Khu di tích mang tên anh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích quốc gia.

Những vũ khí thô sơ của người Việt Nam khiến kẻ thù khiếp sợ

Để chiến thắng kẻ thù, ông cha ta đã sáng chế ra rất nhiều loại vũ khí thô sơ nhưng công hiệu rất lớn. Những tổ ong tưởng chừng vô hại, hay nhưng chiếc chông nhọn hoắt ẩn mình dưới lòng đất…khiến quân địch phải khiếp sợ.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã phát huy truyền thống yêu nước, sáng tạo, tự lực tự cường để chế tạo ra nhiều loại vũ khí thô sơ, tự tạo. Các loại vũ khí thô sơ này có từ nhiều nguồn: có loại tự chế, có loại được cải tiến từ phương tiện, dụng cụ sinh hoạt, sản xuất, có loại cải tiến từ vũ khí lấy được của địch để đánh địch…Nguyên liệu chế tạo vũ khí thường sẵn có ở địa phương như: tre, gỗ, đá, ong bò vẽ, lá độc…và dây thép, đạn lép thu lượm được của địch. Tuy là những vũ khí thô sơ, tự chế nhưng vẫn có những khả năng sát thương cao, gây thiệt hại cho quân địch góp phần quan trọng vào thắng lợi của dân tộc.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-2

Bàn chông, vũ khí lạnh, có mũi nhọn, được bố trí ở nơi nhất định, dùng sát thương sinh lực địch.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-3

Một loại bẫy chông.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-4

Các loại vũ khí tự chế: dao, mác, lao...

Khi có giặc ngoại xâm, tất cả người Việt Nam từ già trẻ, gái trai, ai ai cũng có thể làm được vũ khí và sử dụng vũ khí đó để đánh địch. Đàn ông trai tráng rèn búa, rèn dao, làm mìn, lựu đạn, làm trận địa đánh địch; người già, phụ nữ, trẻ em, vót chông, cắm chông, nhồi đạn…Các vũ khí được sản xuất tự do nên không đồng nhất về mặt kích thước và trọng lượng, nhưng phù hợp với tầm vóc và lứa tuổi của người Việt Nam. Các loại vũ khí này tuy thô sơ, để phát huy hết công dụng các vũ khí này được sử dụng linh hoạt, lợi dụng điều kiện bất lợi của khí hậu, địa hình mỗi miền, mỗi vùng, đánh địch theo cách đánh sở trường của mỗi người, mỗi địa phương.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-5

Tổ ong tưởng chừng không có hại nhưng lại được dân ta tự chế thành loại vũ khí cực độc khiên quân thù khiếp sợ.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-6

Súng “ngựa trời” sản xuất từ năm 1956, dùng phóng các mảnh kim loại, thủy tinh, đá vụn… để sát thương địch.

Nhân dân ta không chỉ sản xuất ra vũ khí mà còn sáng tạo ra cách đánh độc đáo từ loại vũ khí đó. Điều lạ lùng là mìn bẫy có thể diệt máy bay trên trời, chông có thể diệt phi công và lính dù… nhưng đó là sự thật ở Việt Nam.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-7

Lựu đạn vỏ bằng xi măng, vũ khí trang bị cho du kích đánh địch càn quét trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-8

Quân và dân Việt Nam dùng lựu đạn lép của địch để chế tạo lựu đạn (1968).

Nhung vu khi tho so cua nguoi Viet Nam khien ke thu khiep so-Hinh-9

Pháo phản lực ĐKB được cải tiến từ BM-21 sử dụng trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ của quân của dân ta.

Các loại vũ khí thô sơ, tự tạo của Việt Nam trong chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển có sự kế thừa kinh nghiệm của cha ông, được phát triển nâng tầm cao hơn về kỹ thuật, mang đặc trưng riêng của mỗi vùng miền, được sử dụng với nghệ thuật tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam đem lại hiệu suất chiến đấu cao. Các loại vũ khí do Việt Nam sản xuất mặc dù còn nhiều hạn chế về kỹ thuật nhưng đã phát huy tác dụng, có hiệu quả thiết thực, góp phần cùng toàn dân, toàn quân đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước đi đến thắng lợi. Chiến thắng của quân và dân ta trong Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa giang sơn thu về một mối. Vũ khí thô sơ, tự tạo không chỉ là sản phẩm của ý chí tự cường, trí thông minh, óc sáng tạo của quân và dân ta, mà còn phản ánh một cách sâu sắc đường lối, nghệ thuật quân sự của Việt Nam.

Chuyện lịch sử hào hùng của Bảo vật quốc gia Khuôn in tín phiếu

Khuôn in tín phiếu mệnh giá 1 đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá 50 đồng là những hiện vật gắn với một giai đoạn lịch sử cách mạng đặc biệt của Việt Nam.

Vào ngày 18/1/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, đã ký Quyết định số 73/QĐ-TTg công nhận 29 bảo vật quốc gia trong Đợt 12. Trong số 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt này, tỉnh Quảng Ngãi đóng góp hiện vật Khuôn in tín phiếu mệnh giá 1 đồng và Khuôn in tín phiếu mệnh giá 50 đồng. Các hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.
Hiện vật độc đáo, có giá trị độc bản

Tin mới