Người khuyết tật trên thế giới bị đối xử bất công ra sao?

(Kiến Thức) - Trong thời gian qua, dư luận rúng động trước những trường hợp người khuyết tật bị kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí là bị đánh đến chết. Trước sự việc này, giới chức các nước đã có những cách xử lý tình huống được cộng đồng đánh giá cao.

Người khuyết tật trên thế giới bị đối xử bất công ra sao?
Mới đây, dư luận thế giới chỉ trích việc hãng hàng không giá rẻ flyDubai có trụ sở tại Dubai yêu cầu ông Darren Belling, 52 tuổi - người bị liệt phần thân dưới - phải tiểu vào chai trên một chuyến bay và phải mua chăn để che vì ông không thể tự đi vào nhà vệ sinh. Sự việc này xảy ra khi ông Belling có chuyến bay của flyDubai từ thành phố Brisbane, Australia, đến thủ đô Helsinki của Phần Lan để tham dự Giải vô địch Khúc côn cầu Thế giới dành cho người khuyết tật, giải đấu diễn ra từ cuối tháng 10 - 11/2018.
Chia sẻ với BBC và kênh truyền hình Nine News của Australia, ông Belling cho hay cảm thấy sốc khi bị nhân viên chuyến bay đối xử một cách không tôn trọng.
Sự việc này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người đã chỉ trích việc flyDubai đã có sự phân biệt đối xử với ông Belling. Theo đó, hành khách người khuyết tật này không được đối xử công bằng và cảm nhận được việc bị nhân viên flyDubai kỳ thị. Liên quan đến vụ việc, phía flyDubai cho hay đã gửi lời xin lỗi tới ông Belling.
Nguoi khuyet tat tren the gioi bi doi xu bat cong ra sao?
Ông Darren Belling (trái) bị buộc tiểu vào chai và mua chăn phủ trong một chuyến bay của hãng flyDubai. Ảnh: Facebook/Darren Belling. 
Đây không phải là trường hợp hiếm gặp về việc người khuyết tật bị phân biệt đối xử trong xã hội. Trên thực tế, nhiều người khuyết tật trên thế giới trở thành nạn nhân của những kẻ bắt nạt, kỳ thị.
Ví dụ như vào tháng 7 vừa qua, 4 thanh niên từ 15 - 17 tuổi tại Suffolk, Anh khiến dư luận phẫn nộ khi ném trứng và bột lên người một phụ nữ khuyết tật tại công viên. Không dừng lại ở đó, nhóm thanh niên còn cười đùa, chụp ảnh ăn mừng và tạo dáng phía sau người phụ nữ toàn thân dính đầy bột rồi đăng ảnh lên mạng xã hội.
Theo cảnh sát địa phương, người phụ nữ trong vụ việc trên khá hoảng sợ nhưng không có thương tích lớn về thể chất. Trước sự việc nghiêm trọng này, cảnh sát đã bắt giữ 4 thanh niên đổ bột mỳ và trứng lên người khuyết tật trên. Việc làm này của cảnh sát nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng. Nhiều người bày tỏ quan điểm cần phải dạy cho những thanh niên này bài học vì cách đối xử không đúng đắn với người khuyết tật để sự việc tương tự không xảy ra.

Mời độc giả xem video: Iraq điều trị miễn phí cho người khuyết tật (nguồn: VTC14)

Không chỉ bị bắt nạt, người khuyết tật còn trở thành nạn nhân của bạo lực. Thậm chí, có trường hợp bị đánh chết khiến dư luận phẫn nộ. Người khuyết tật ngôn ngữ Dmitry Rudakov (20 tuổi) sống với người mẹ đơn thân ở thành phố Beryozovsky, tỉnh Sverdlovsk của Nga là một ví dụ điển hình.
Rudakov bị 5 học sinh (4 nam, 1 nữ) đưa ra phía sau khu nhà để xe - nơi không có người nhìn thấy. Tại đây, nhóm học sinh chế giễu Rudakov rồi xô đẩy, xé quần áo, chửi rủa, đánh đập chàng trai khuyết tật này. Dù Rudakov đã cầu xin những đứa trẻ dừng lại nhưng chúng tiếp tục đánh đập cho đến khi nạn nhân tắt thở. Sau khi xảy ra vụ việc Rudakov bị giết hại, cảnh sát đã bắt giữ các nghi phạm và được đưa đến cơ quan chức năng để xử lý.
Những trường hợp người khuyết tật bị phân biệt đối xử, kỳ thị, bắt nạt, đánh đập... như trên đã gây bức xúc trong dư luận. Để giải quyết vấn đề gây nhức nhối dư luận này, chính quyền các nước tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người về người khuyết tật. Theo đó, mọi người sẽ không còn có những hành động kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật đồng thời giúp họ hòa nhập với cộng đồng để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Stephen Hawking: “Cuộc sống là bi kịch nếu thiếu tiếng cười“

(Kiến Thức) - Thiên tài vật lý Stephen Hawking đã làm nên kỳ tích sống sót với căn bệnh ALS và cho rằng cuộc sống là bi kịch nếu thiếu tiếng cười.

Stephen Hawking: “Cuộc sống là bi kịch nếu thiếu tiếng cười“
Cuộc đời và sự nghiệp của thiên tài vật lý Stephen Hawking đã khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và thán phục. Nghị lực phi thường của ông khi chiến đấu với bệnh tật đã truyền cảm hứng cho nhiều người.

Soi mẫu ô tô dành riêng cho người khuyết tật của Liên Xô

(Kiến Thức) - Người tàn tật ở Liên Xô sẽ được cấp một chiếc xe SMZ trong 5 năm, sau đó phải trả lại cho nhà nước và nhận một chiếc xe mới.

Soi mẫu ô tô dành riêng cho người khuyết tật của Liên Xô
Soi mau o to danh rieng cho nguoi khuyet tat cua Lien Xo
SMZ là tên gọi của một mẫu xe ô tô đặc biệt được sản xuất dành riêng cho người khuyết tật ở Liên Xô. Ảnh: OldtimeWallpapers.com.

Bí ẩn về người em gái cưng của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

Gia tộc Kennedy là một trong những dòng họ danh giá và nổi tiếng nhất của chính trường Mỹ. Nhưng cuộc đời của Rosemary Kennedy - cô con gái chậm phát triển của gia tộc danh tiếng này - lại là một chuỗi những bi kịch mà đám đông dường như ít được biết đến.

Bí ẩn về người em gái cưng của cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy
Sự cố trong ca chuyển dạ

Tin mới