Người lĩnh lương tháng cao nhất tại Hà Nội là bao nhiêu?

Theo tổng hợp bảng lương các doanh nghiệp gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội, mức lương tháng cao nhất được một doanh nghiệp FDI trả cho người lao động là 233 triệu đồng/người.

Tổng hợp báo cáo của 5.025 danh nghiệp về tình hình tiền lương năm 2018 trên địa bàn Hà Nội, Sở LĐTBXH Hà Nội đánh giá, tiền lương trả cho người lao động tăng cao hơn so với năm 2017 từ 7% đến 9%.
Cụ thể, đối với Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tiền lương bình quân năm 2018 là 5,25 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,1% so với năm trước. Theo đó, doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất: là 30 triệu đồng/người/tháng và doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 4,3 triệu đồng/người/tháng.
Nguoi linh luong thang cao nhat tai Ha Noi la bao nhieu?
Cụ thể, đối với Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tiền lương bình quân năm 2018 là 5,25 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,1% so với năm trước.
Đối với Công ty có cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước, tiền lương bình quân năm 2018 là 5,3 triệu đồng/người/tháng, tăng 4,9% so với năm trước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 123,1 triệu đồng/người/tháng và mức thấp nhất là 4,4 triệu đồng/người/tháng.
Đối với khối doanh nghiệp dân doanh, tiền lương bình quân năm 2018 là 5,28 triệu đồng/người/tháng, tăng 6,5% so với năm trước. Theo đó, doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là hơn 188 triệu đồng/người/tháng. Doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là 4,26 triệu đồng/người/tháng.
Đối với khối doanh nghiệp FDI, tiền lương bình quân năm 2018 là 5,85 triệu đồng/người/tháng, tăng 9,1% so với năm trước. Trong đó, doanh nghiệp có mức tiền lương cao nhất là 233 triệu đồng/người/tháng và doanh nghiệp có mức tiền lương thấp nhất là hơn 4.25 triệu đồng/người/tháng.

Nếu chỉ có lương thì đào đâu ra biệt phủ

Với mức lương của cán bộ, công chức hiện nay thì chỉ đủ xây mái nhà đơn sơ. Kể cả lên đến chức bộ trưởng, lương 20-30 triệu/tháng, cả đời cũng không thể có biệt phủ.

Trò chuyện với VietNamNet về cải cách tiền lương, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của QH Bùi Sỹ Lợi nêu nghịch lý giữa lương và thu nhập của cán bộ, công chức.

Tăng lương cho cán bộ, công chức: Rất nhiều người phải ra khỏi bộ máy?

Một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức đang làm việc với hiệu suất và chất lượng rất kém chưa tương xứng với tiền lương thấp như hiện nay.

Từ năm 1985 tới nay, chúng ta đã có 3 lần cải cách tiền lương vào các năm: trước thềm đổi mới 1986, năm 1993 và năm 2003. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS Đặng Đức Đạm trong một nghiên cứu được đưa ra năm 2016 thì những lần cải cách tiền lương vừa qua đều xảy ra tình trạng “gọt chân cho vừa giày”, phương án ban đầu thường rất hay, rất khoa học nhưng cuối cùng vì thiếu nguồn nên vừa phải hạ bớt mức tăng tiền lương vừa phải, thu hẹp độ giãn cách của hệ số tiền lương so với đề án ban đầu.
TS Đặng Đức Đạm - nguyên Phó trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng: Thực tế những lần cải cách hệ thống tiền lương vừa qua cho thấy, việc xây dựng mới hệ thống tiền lương là rất quan trọng, nhưng không khó bằng việc giải quyết những vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương. Đó là việc tinh giản biên chế và bố trí nguồn cho lương.

Tin mới