Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không?

Tay chân miệng là do virus gây ra, vì vậy, dù xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, căn bệnh này cũng vẫn dễ lây lan cho người lớn.

Người lớn có thể mắc bệnh tay chân miệng không?

Nguoi lon co the mac benh tay chan mieng khong?

Bệnh tay chân miệng có thể ảnh hưởng cả người lớn, không chỉ riêng trẻ nhỏ. Ảnh: Today.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bệnh thường lây lan rất nhanh trong nhà trẻ hoặc trường học. Tuy nhiên, người lớn cũng dễ mắc bệnh và gặp phải các triệu chứng khó chịu.

Tiến sĩ Neha Vyas, bác sĩ chuyên gia y học gia đình tại Cleveland Clinic, chia sẻ về lý do người lớn có thể nhiễm virus tay chân miệng.

Người lớn mắc bệnh tay chân miệng như thế nào?

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus, nghĩa là người lớn cũng giống trẻ em, bị lây nhiễm từ người khác. Trong bệnh tay chân miệng, coxsackievirus 16 thường là virus gây bệnh. Hiếm gặp hơn, enterovirus là nguyên nhân.

Tiến sĩ Vyas cho biết: "Bệnh tay chân miệng lây lan nhanh, đặc biệt là vào mùa xuân, hè và đầu mùa thu. Nó bùng phát nhanh trong điều kiện sống đông đúc (như ký túc xá). Vì vậy, căn bệnh này có thể xảy ra quanh năm, ngay cả trong những tháng mùa đông".

Virus tay chân miệng lây truyền theo 3 cách khác nhau:

- Từ miệng đến miệng, từ hôn đến tiếp xúc gần.

- Hít phải các giọt hô hấp.

- Từ việc chạm tay vào phân, sau đó đưa tay chạm vào miệng.

Theo tiến sĩ Vyas, lý do khác khiến tay chân miệng dễ lây lan là bạn có thể truyền bệnh cho người khác trước khi có triệu chứng.

Triệu chứng phổ biến

Nhìn chung, có hai giai đoạn triệu chứng cho cả người lớn và trẻ em. Trong giai đoạn đầu tiên, người bệnh thường sẽ gặp các triệu chứng giống cúm, bao gồm: Sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, ít thèm ăn.

Những biểu hiện ban đầu này giảm dần sau một vài ngày, tiếp theo là đợt triệu chứng tiếp theo giống tên gọi của bệnh, bao gồm:

- Phát ban ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, bộ phận sinh dục hoặc mông.

- Vết loét miệng đau đớn, giống vết phồng rộp.

- Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Tiến sĩ Vyas cho biết sốt và cảm thấy ốm yếu là điều tồi tệ nhất cho đến khi bạn thấy những vết phồng rộp trong miệng và trên tay của mình, đó là thời điểm bạn sắp khỏi bệnh.

"Những mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng này có thể phát triển trong cổ họng, trên lưỡi hoặc má trong, cũng như trên bàn tay và bàn chân. Mặc dù trẻ em thường có mụn nước, không phải lúc nào người lớn cũng mắc phải. Vì vậy, bệnh tay chân miệng thường không được phát hiện sớm", chuyên gia này lưu ý.

Nhìn chung, bệnh thường khỏi sau vài tuần. Các triệu chứng như sốt và đau họng kéo dài khoảng một tuần.

Tiến sĩ Vyas lưu ý các vết thương ở tay có thể kéo dài trong 2 tuần, ở cổ họng và chân kéo dài trong vài tuần. Các vết phồng rộp có thể gây đau đớn, đặc biệt ở miệng có thể gây đau khi nuốt.

Nguoi lon co the mac benh tay chan mieng khong?-Hinh-2

Sốt nhẹ, đau họng là triệu chứng phổ biến ban đầu của bệnh tay chân miệng. Ảnh: Openaccessgovernment.

Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nghiêm trọng không?

Tiến sĩ Vyas cho hay bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều vấn đề. Viêm màng não là mối lo ngại lớn, bởi giống tất cả loại virus, virus tay chân miệng có thể vượt qua hàng rào máu não. Nó cũng có thể lây nhiễm sang tim và gây viêm cơ tim.

"Những người dễ bị biến chứng thường sẽ ốm ngay từ đầu, bao gồm người già hoặc ốm yếu, hoặc mắc ung thư hay các bệnh khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch của họ", bà Vyas chia sẻ.

Ngoài ra, bệnh tay chân miệng cũng có nguy cơ đối với những người khỏe mạnh đang mang thai. Virus này có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, đặc biệt, vào cuối thai kỳ.

Ngoài những trường hợp trên, tiến sĩ Vyas nhấn mạnh khả năng biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn khỏe mạnh vẫn còn thấp.

Do bệnh dễ lây lan, bạn nên ở nhà để tránh lây cho người khác, đặc biệt là trong vài ngày đầu. Ngoài ra, vì bạn có thể mắc bệnh tay chân miệng mà không biết, hãy tránh tiếp xúc với những người lớn tuổi hoặc bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai khi có dấu hiệu đầu tiên của sốt.

Bạn có thường xuyên quên để điện thoại ở đâu? Không nhớ ra mình đã khóa cửa nhà chưa? hay quên cuộc hẹn quan trọng với đối tác? Bạn băn khoăn và lo lắng liệu có phải mình bị suy giảm trí nhớ hay không?

Cuốn sáchBác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả bác sĩ Trần Quốc Khánh chia sẻ các giải pháp giúp bạn cải thiện trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra, cuốn sách cũng tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.

Một bệnh nhi 18 tháng tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng

Ngày 19/10, ông Lê Bảy - Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi cho biết, một bệnh nhi 18 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng đã tử vong sau 1 tuần điều trị tích cực tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng.

Một bệnh nhi 18 tháng tuổi tử vong do bệnh tay chân miệng
Theo ông Lê Bảy, bệnh nhi Nguyễn L.S.H (18 tháng tuổi, xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng và nhập viện tại bệnh viện Mộ Đức, sau đó chuyển ra bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Ngãi điều trị tích cực.

Cách nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng và phòng ngừa

(Kiến Thức) - Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn.

Cách nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng và phòng ngừa
Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.Trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Cach nhan biet tre mac benh tay chan mieng va phong ngua
Một bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại khoa Truyền nhiễm đang được bác sĩ thăm khám 
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời. Trong đó, dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng là:

Dịch bệnh ở khu vực phía Nam vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Mặc dù không còn tăng ồ ạt như thời điểm tháng 9, tháng 10 nhưng đến giữa tháng 11, các loại dịch bệnh như bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Dịch bệnh ở khu vực phía Nam vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt
Ngành Y tế khuyến cáo, người dân cần hết sức tích cực phòng tránh dịch bệnh trong thời điểm này.

Tin mới