Người mắc COVID-19 có thể bị hội chứng 'sương mù não'

Nghiên cứu được công bố vào ngày 22/10 trên Tạp chí JAMA Network Open, sau khi phân tích dữ liệu từ 740 người có độ tuổi trung bình là 49 mắc COVID-19 trong 7,5 tháng qua.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, người mắc COVID-19 có thể bị hội chứng “sương mù não” và mất trí nhớ kể cả sau khi khỏi bệnh. Những người phải nhập viện có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn so với người điều trị tại nhà.
Tiến sĩ Jacqueline H. Becker, đến từ trường Y Icahn ở thành phố New York (Mỹ) và là trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Ban đầu, chúng tôi định theo dõi các bệnh nhân cao tuổi, nhưng nhận ra rằng, hầu hết những người gặp vấn đề về nhận thức đều khá trẻ”.

“Sương mù não”, hay còn được gọi là Brain Fog, là một dạng rối loạn nhận thức với biểu hiện như trí nhớ suy giảm, thiếu minh mẫn, kém tập trung, chú ý,...

Vì sao COVID-19 gây ra hội chứng “sương mù não”?
Becker nói: “Có rất nhiều giả thuyết, nhưng chúng tôi thực sự chưa có câu trả lời chính xác. Một nguyên nhân có thể là do SARS-CoV-2, loại virus gây ra bệnh COVID-19, có thể xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương và não”.
Nguoi mac COVID-19 co the bi hoi chung 'suong mu nao'
Ảnh minh họa. Ảnh: AS.  
Một giả thuyết khác cho rằng sương mù não có thể là hậu quả do loại virus gây viêm mãn tính gây ra, kể cả sau khi người mắc COVID-19 khỏi bệnh. Cuối cùng, một người có thể gặp tình trạng thiếu oxy, hoặc thiếu oxy tới các mô cơ thể như não, khi họ nhiễm virus, để lại di chứng như sương mù não.
Trong khi đó, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Amesh A. Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm Johns Hopkins, cho rằng: “Ở những bệnh nhân (COVID-19) nặng, thuốc an thần hoặc các loại thuốc điều trị khác trong ICU có thể góp phần gây ra hội chứng này”.
Nên làm gì nếu bị sương mù não sau khi mắc COVID-19?
Theo chuyên gia Becker, người bệnh nên nói cho bác sĩ điều trị biết về tình trạng đang gặp phải. “Nếu có trung tâm chăm sóc hậu COVID-19 trong khu vực bạn sinh sống, bạn nên đến đó kiểm tra”, Becker nói tiếp.
Tình trạng sương mù não có thể kéo dài bao lâu hậu COVID-19?
“Hội chứng này có thể biến mất theo thời gian ở hầu hết các bệnh nhân. Vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu”, Tiến sĩ Adalja nói.
“Sau trung bình 7,5 tháng, các triệu chứng vẫn được phát hiện ở mức độ ‘suy giảm nhanh’. Chúng có thể biến mất sau 10 tháng hoặc kéo dài hơn nữa”, Health dẫn lời Tiến sĩ Adalja.
Hiện tại, Tiến sĩ Becker và nhóm nghiên cứu của bà vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về hội chứng sương mù não hậu COVID-19.

Mời độc giả xem thêm video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan COVID-19 (Nguồn video: THĐT)

[Kỳ 2] Ngân hàng MBBank: Vì sao cổ phiếu MBB khó ‘ngóc đầu’ trên ngưỡng 30.000 đồng?

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội không phải là một mã mang lại giá trị lợi nhuận cao cho nhà đầu tư khi thị giá có phần “ì ạch” so với các cổ phiếu cùng ngành.

Cổ phiếu MBB ghi nhận mức tăng khá tốt trong khoảng thời gian nửa đầu năm nay, tuy vậy đà tăng chững lại và gặp khó tại mức 27.200-28.200 đồng trong 3 tháng qua.

Thị giá dập dìu, ì ạch, không có sự đột phá khiến nhiều nhà đầu tư không mấy mặn mà và cơ cấu sang các mã cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao hơn.

Chứng khoán ngày 2/11: Cổ phiếu nào nên chú ý?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 2/11.

Khuyến nghị mua MWG với giá mục tiêu 140.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã công bố KQKD 9 tháng đầu năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 86,8 nghìn tỷ đồng (+7% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,3 nghìn tỷ đồng (+12% YoY). Kết quả này tương ứng doanh thu đạt 24,3 nghìn tỷ đồng (-5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 785 tỷ đồng (-17% YoY) trong quý 3/2021.