Người mẹ đồng lõa với cha dượng dí thuốc lá vào vùng kín bé gái 6 tuổi bị xử thế nào?

(VietnamDaily) - Nhiều người còn lên tiếng phải trừng trị cả người mẹ vì cớ gì để chính con ruột mình bị người đàn ông sống cùng hành hạ đến như vậy? Phải chăng người mẹ có đồng lõa với người tình để hành hạ con.

Liên quan tới sự việc bé gái 6 tuổi bị cha dượng nhéo, dí thuốc lá vùng kín, ngày 29/10, Công an quận 12, TP HCM đã tạm giữ đối với Hà Quốc Việt (36 tuổi, ngụ quận 12) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Tại cơ quan công an, Việt khai nhận cùng Dương Thảo Dương (25 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) sinh sống như vợ chồng ở căn nhà trọ tại KP.3, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM.
Nguoi me dong loa voi cha duong di thuoc la vao vung kin be gai 6 tuoi bi xu the nao?

Bé gái bị người cha dượng gây cho nhiều thương tích. 

Gần đây, Dương mang con gái là cháu D.N.C. (6 tuổi) lên sống chung. Quá trình sinh sống, Việt thường hay dùng tay, chân, roi đánh và dùng thuốc châm vào cháu C.. Kết quả giám định của công an, bé C. có tỉ lệ thương tật là 51%.

Nhiều người còn lên tiếng phải trừng trị cả người mẹ vì cớ gì để chính núm ruột mình mang nặng đẻ đau lại bị người đàn ông sống cùng hành hạ đến như vậy. Liệu chăng người mẹ có đồng lõa với người tình để vụ việc bạo hành xảy ra hay không, cơ quan Công an cũng đang tích cực làm rõ chi tiết này.

Theo đó, nếu người vợ đồng lõa với người tình để hành hạ con sẽ bị xử lý thế nào?, trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP HCM cho biết, gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con trẻ khôn lớn thành người.

Thế nhưng, hiện nay có một thực trạng đáng buồn xảy ra chính là nạn bạo hành trẻ em ở ngay chính trong ngôi nhà của mình. Bạo hành trẻ em là một tội ác khó dung thứ, khi nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội.

Nguoi me dong loa voi cha duong di thuoc la vao vung kin be gai 6 tuoi bi xu the nao?-Hinh-2

Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, Đoàn luật sư TP HCM. 

Với hành vi bạo hành trẻ em, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, sự phát triển của trẻ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dưới ánh sáng công lý, mọi hành vi làm tổn hại đến trẻ nhỏ đều bị xử lý nghiêm khắc.

Điều 37 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014 quy định “Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm”, nhưng trên thực tế, tình trạng xâm hại, ngược đãi trẻ em vẫn liên tiếp diễn ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của trẻ em.

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Với trường hợp gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này như đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Ngoài ra, cần phải xác định vai trò của người mẹ trong vụ việc này có phải là đồng phạm với gã cha dượng hay không. Nếu có thì bà ta cũng sẽ chịu trách nhiệm hình sự cùng chung với gã này.

>>> Xem thêm video: Người mẹ hành hạ con nhỏ dã man trong thang máy

Nguồn: VTC 14.

Chủ cơ sở mầm non bạo hành trẻ ở Đà Nẵng: 'Tôi sai rồi'!

“Khi tôi đến nơi, bà Hồng đã khóc và nói: "Tôi xin lỗi anh Công. Tôi sai rồi!". Bà này không hề chối cãi hành vi sai trái của mình”, Phó Chủ tịch UBND phường Chính Gián kể lại vụ bạo hành trẻ ở nhóm lớp mẹ Mười.

Hơn 200 cơ sở mầm non trên địa bàn quận Thanh Khê (Đà Nẵng) được triệu tập vào chiều 23/5 để nhắc nhở, chấn chỉnh sau vụ bạo hành trẻ em ở nhóm lớp mẹ Mười.

Bàng hoàng những vụ trẻ em bị người thân bạo hành

¾ số trẻ em từ 2 – 4 tuổi trên toàn thế giới (khoảng 300 triệu trẻ) đang chịu các hành vi bạo lực về tâm lý hoặc thân thể bởi chính những người chăm sóc các em ở nhà.

Đòn roi của người thân